Kết nối với chúng tôi

Hoạt Động KCN

Vĩnh Phúc: Tập trung giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Bá Thiện II

Được phát hành

,

Công ty Cổ phần Vina CPK – chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Bá Thiện II luôn chủ động tích cực phối hợp với các cấp chính quyền địa phương của tỉnh, đặc biệt là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên để tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng góp phần thu hút đầu tư.

KCN Bá Thiện II được Thủ tướng phê duyệt có tổng diện tích quy hoạch 308.83ha tại xã Thiện Kế, Trung Mỹ và thị trấn Bá Hiến (Bình Xuyên) do Công ty Cổ phần Vina CPK (VinaCPK) làm chủ đầu tư. Đây là một trong những dự án phát triển công nghiệp trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc, được định hướng phát triển trở thành khu công nghiệp sản xuất kỹ thuật công nghệ cao, chủ đạo là các ngành sản xuất, kinh doanh công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

Tập trung giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Bá Thiện II thu hút đầu tư.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Trịnh Văn Quang – Giám đốc phát triển dự án của Công ty VinaCPK cho biết: Đến hết năm 2021, công ty đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng với diện tích khoảng 205.28ha. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đã giải phóng mặt bằng đạt 100% với 67 nhà đầu tư (trong đó có 62 nhà đầu tư FDI, 5 nhà đầu tư DDI) đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thụy Điển, Đài Loan… giúp tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động trên địa bàn.

Với diện tích 103.83ha còn lại, công ty đã và đang phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên, các phòng ban chuyên môn liên quan cùng 3 xã Trung Mỹ, thị trấn Bá Hiến, xã Thiện Kế tập trung giải phóng mặt bằng (trong đó xã Trung Mỹ 82,35ha; thị trấn Bá Hiến 18,75ha; xã Thiện Kế: 2,74ha).

Sau thời gian gần 2 năm bị gián đoạn do dịch bệnh Covid-19 thì tới thời điểm này, tổng diện tích đã quy chủ 102,32ha trong tổng số 103,83ha còn lại của dự án, trong đó diện tích đã có Quyết định phê duyệt phương án bồi thường là 52,94ha (UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định giao diện tích 18,36ha tại xã Trung Mỹ cho Công ty VinaCPK để triển khai các công tác đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ việc thu hút đầu tư); đang tiếp tục kê khai và đối chiếu 39,62ha; diện tích đã quy chủ nhưng chưa kê khai được 9,77ha; diện tích chưa thực hiện 1,51ha tại thị trấn Bá Hiến.

Tuy nhiên, với phần diện tích còn lại qua triển khai thực tế đang gặp một số khó khăn vướng mắc, chủ yếu liên quan đến việc xác định nguồn gốc, giấy tờ pháp lý và diện tích đất của các hộ dân do quá trình mua bán chuyển nhượng, cho tặng, khai hoang, bồi lấp ranh giới tự nhiên của sông Mây. Bên cạnh đó, có một phần diện tích đất đã được công ty tiến hành giải phóng mặt bằng nhưng bị các hộ dân tái lấn chiếm và xây dựng trái phép trên đất.

Tỷ lệ lấp đầy diện tích đã giải phóng mặt bằng đạt 100% với 67 nhà đầu tư, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động trên địa bàn.

Đặt mục tiêu hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023, với sự chỉ đạo sát sao và quyết liệt từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Thường vụ Huyện ủy Bình Xuyên, Công ty VinaCPK đang phối hợp chặt chẽ và tích cực với Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Bình Xuyên và chính quyền các xã Trung Mỹ, xã Thiện Kế và thị trấn Bá Hiến để tuyên truyền vận động và triển khai việc kê khai, xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ cho những phần diện tích còn lại. Công ty phấn đấu hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng xong diện tích đất nông nghiệp tại Trung Mỹ (hơn 80ha) trong quý II/2023. Diện tích còn lại hoàn thành chậm nhất tới tháng 12/2023 để sớm đưa phần diện tích 103,83ha vào khai thác và kinh doanh đón làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Vĩnh Phúc đang trên đà phục hồi và tăng trưởng mạnh.

Để thực hiện mục tiêu này, công ty cũng đã chủ động xây dựng các chính sách hỗ trợ thêm cho các hộ dân, chính sách thưởng bàn giao đất nhanh ngoài đơn giá theo quy định của pháp luật để báo cáo các cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương để công ty tiến hành thực hiện hỗ trợ các hộ dân mất đất, góp phần tạo tâm lý đồng thuận trong nhân dân địa phương.

Song song với việc đẩy mạnh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng thì công ty cũng tích cực thúc đẩy các hoạt động thu hút đầu tư vào dự án, đặc biệt là tìm kiếm và thu hút các nhà đầu tư lớn, các ngành sản xuất công nghệ cao vào dự án. Kết quả là ngay sau khi được UBND tỉnh ra quyết định giao đất và sau đó được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phần diện tích đất sạch liền thửa 18,36ha trong tháng 3/2023, Công ty VinaCPK đã thực hiện nhanh chóng việc thu hút đầu tư vào dự án và gần như 100% đất sạch này đã được các nhà đầu tư ký kết hợp đồng thuê lại để thực hiện dự án đầu tư sản xuất. Trong đó, Tập đoàn Polaris là nhà đầu tư lớn đến từ Hoa Kỳ là tập đoàn sản xuất phụ tùng và lắp ráp ôtô, mô tô đã ký hợp đồng thuê lại 12ha và được UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào ngày 22/3/2023.

Như vậy, cùng với các tập đoàn như Toyota, Honda (Nhật Bản), Piaggio (Ý), sự tham gia đầu tư của Polaris, Vĩnh Phúc thực sự từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp ngành lắp ráp và sản xuất linh kiện ôtô, xe máy tại Việt Nam.

Bên cạnh việc giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, công ty cũng có nhiều hoạt động đồng hành cùng địa phương để chăm lo đời sống tinh thần và văn hóa xã hội như tặng quà và hỗ trợ người dân trong thời điểm đại dịch Covid-19, tu bổ nhà văn hoá, xây dựng và cải tạo nghĩa trang, các công trình tâm linh tại địa bàn.

Theo Ngọc Minh – Bích Huệ
Báo Xây Dựng

Hoạt Động KCN

Becamex IDC lãi quý 1/2024 tăng 60%, đồng thời có hơn 600 hecta đất sẵn sàng cho thuê.

Được phát hành

,

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC, mã cổ phiếu BCM) đã thông báo rằng lãi ròng của họ trong quý 1/2024 đã tăng đến 60% so với cùng kỳ. Điều đáng chú ý là Becamex IDC vẫn có hơn 600 hecta đất sẵn sàng cho thuê.

Becamex IDC hiện là nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Bình Dương.

Becamex IDC hiện là nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Bình Dương.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024 mới được công bố, Becamex IDC ghi nhận doanh thu thuần đạt 812 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mảng kinh doanh bất động sản đã đóng góp tới 450 tỷ đồng vào tổng doanh thu.

Giá vốn hàng bán của nhà phát triển khu công nghiệp này giảm mạnh 38%, giúp biên lãi gộp của Becamex IDC trong quý 1/2024 đạt tới 71%, so với mức 51% của cùng kỳ năm 2023.

Sau khi trừ đi các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh, Becamex IDC báo lãi sau thuế 119 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, dòng tiền kinh doanh của công ty này cũng được cải thiện mạnh mẽ, đạt mức dương 876 tỷ đồng trong quý 1/2024, so với mức âm 1.238 tỷ đồng của quý 1/2023.

Danh sách các khu công nghiệp hiện do Becamex IDC trực tiếp quản lý, vận hành. (Nguồn: Becamex IDC)

Danh sách các khu công nghiệp hiện do Becamex IDC trực tiếp quản lý, vận hành. (Nguồn: Becamex IDC)

Theo báo cáo thường niên năm 2023, Becamex IDC đang trực tiếp quản lý 06 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 3.577 hecta. Do đó, Becamex IDC là doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp hàng đầu tại Bình Dương với hơn 30% thị phần cấp tỉnh và chiếm khoảng 3,6% thị phần trên toàn quốc.

Ngoài ra, Becamex IDC cũng tham gia liên doanh với một doanh nghiệp Singapore để thành lập Công ty Liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP, với Becamex IDC sở hữu 49% vốn). VSIP là một trong những nhà phát triển khu công nghiệp và đô thị tích hợp hàng đầu tại Việt Nam, bao gồm 12 dự án trên toàn quốc với tổng diện tích hơn 10.000 hecta.

Đối với các dự án khu công nghiệp mà Becamex IDC trực tiếp quản lý, tỷ lệ lấp đầy trung bình đã đạt trên 80%. Trong đó, Khu công nghiệp Mỹ Phước 2 có tỷ lệ lấp đầy lên đến 96%. Ước tính sơ bộ cho thấy Becamex IDC hiện còn khoảng 628 hecta đất khu công nghiệp sẵn sàng cho thuê.

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu BCM của Becamex IDC từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu BCM của Becamex IDC từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Becamex IDC đã công bố rằng, để tạo ra quỹ đất khu công nghiệp cho thuê trong giai đoạn tiếp theo, Tổng công ty đang tập trung đầu tư vào dự án Khu công nghiệp Cây Trường, tỉnh Bình Dương. Dự án này có diện tích quy hoạch lên đến 700 hecta, với vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, đã được chính phủ chấp thuận làm dự án chiến lược.

Trong thời gian từ năm 2024 đến 2025, bên cạnh việc cho thuê các diện tích còn lại, Tổng công ty sẽ tập trung thu hút các tập đoàn lớn vào Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng (với diện tích kinh doanh còn lại gần 400 hecta), nằm sát bên Khu công nghiệp Bàu Bàng hiện hữu, có kết nối giao thông thuận lợi.

Với nhu cầu thuê đất khu công nghiệp hàng năm từ 100 hecta, quỹ đất còn lại tại Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng đủ để khai thác kinh doanh đến hết năm 2024, theo thông tin từ Becamex IDC.

Đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Becamex IDC đã đạt 54.069 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với đầu năm nay. Trong đó, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất với mức 20.348 tỷ đồng, tiếp theo là đầu tư tài chính dài hạn với khoảng 18.265 tỷ đồng.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của Becamex IDC đạt khoảng 34.543 tỷ đồng đến ngày 31/3/2024, tăng gần 2% so với đầu năm. Trong số này, nợ vay chiếm hơn 60% tổng dư nợ, đạt 21.000 tỷ đồng.

Đọc Tiếp Tục

Hoạt Động KCN

Khu công nghiệp 16,5ha được chọn di dời lên phía Bắc tỉnh Bình Dương

Được phát hành

,

Tỉnh Bình Dương đã quyết định chọn Khu công nghiệp Bình Đường làm địa điểm thử nghiệm để triển khai chương trình chuyển đổi chức năng và di dời nhà máy lên khu vực Bắc của tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng đang tiến hành thu thập ý kiến từ người lao động và các doanh nghiệp nhằm thực hiện các chính sách liên quan đến quá trình di dời này.

Khu công nghiệp Bình Đường tại phường An Bình, thành phố Dĩ An - khu công nghiệp đầu tiên của Bình Dương. Ảnh: Đình Trọng

Khu công nghiệp Bình Đường tại phường An Bình, thành phố Dĩ An – khu công nghiệp đầu tiên của Bình Dương. Ảnh: Đình Trọng

Trong cuộc họp báo về tình hình kinh tế xã hội Bình Dương quý I/2024, UBND tỉnh Bình Dương thông báo rằng tỉnh đã quyết định chọn Khu công nghiệp Bình Đường để thực hiện chương trình thí điểm chuyển đổi công năng và di dời nhà máy lên các khu công nghiệp ở phía Bắc của tỉnh.

Khu công nghiệp Bình Đường có diện tích 16,5ha, do Tổng Công ty Thương mại, xuất nhập khẩu Thanh Lễ làm chủ đầu tư. Đây là khu công nghiệp đầu tiên của Bình Dương được xây dựng và hoạt động từ năm 1993.

Khu công nghiệp được xây dựng từ năm 1993, bảng tên của các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp đã cũ. Ảnh: Đình Trọng

Khu công nghiệp được xây dựng từ năm 1993, bảng tên của các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp đã cũ. Ảnh: Đình Trọng

Hiện khu công nghiệp này đã thu hút 11 doanh nghiệp, bao gồm 5 doanh nghiệp thuê đất và 6 doanh nghiệp thuê nhà xưởng, cung cấp việc làm cho hơn 2.000 lao động, chủ yếu trong ngành may mặc. Đầu năm nay, các doanh nghiệp tại đây đã có đơn hàng trở lại và đang có nhu cầu tuyển dụng lao động mới để sản xuất.

Khu công nghiệp Bình Đường nằm giữa vùng đô thị phát triển, bao quanh là nhà dân và nhiều chung cư. Vị trí của khu công nghiệp này giáp ranh với TPHCM, kết nối với Quốc lộ 1A qua đường Bình Đường 3 và đường An Bình. Hiện cả hai con đường này đều hẹp so với sự phát triển của đô thị.

Có khoảng trên 2.000 công nhân lao động đang làm việc, chủ yếu trong lĩnh vực may mặc. Ảnh: Đình Trọng

Có khoảng trên 2.000 công nhân lao động đang làm việc, chủ yếu trong lĩnh vực may mặc. Ảnh: Đình Trọng

Ông Võ Anh Tuấn, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, thông tin rằng Khu công nghiệp này sẽ hoạt động trong vòng 50 năm, và các doanh nghiệp sẽ có thời gian sử dụng khoảng 20 năm.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương, lãnh đạo tỉnh cùng các sở và ngành đã có chương trình làm việc với chủ đầu tư khu công nghiệp cũng như các doanh nghiệp.

Xung quanh khu công nghiệp Bình Dương là các khu dân cư. Ảnh:Đình Trọng

Xung quanh khu công nghiệp Bình Dương là các khu dân cư. Ảnh:Đình Trọng

Tỉnh Bình Dương tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp từ doanh nghiệp và người lao động. Đồng thời, tỉnh cũng sẽ xem xét các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động trong quá trình di dời và chuyển đổi công năng, nhằm đảm bảo sự hài hòa. Từ kinh nghiệm di dời khu công nghiệp Bình Đường, tỉnh Bình Dương sẽ áp dụng rộng rãi cho toàn bộ tỉnh.

Khu công nghiệp Bình Đường được chọn thí điểm di dời, sau đó sẽ rút kinh nghiệm, trước khi nhân rộng. Ảnh: Đình Trọng

Khu công nghiệp Bình Đường được chọn thí điểm di dời, sau đó sẽ rút kinh nghiệm, trước khi nhân rộng. Ảnh: Đình Trọng

Di dời để tạo không gian phát triển bền vững

Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Dương, việc di dời các khu, cụm công nghiệp và doanh nghiệp từ phía Nam lên phía Bắc của tỉnh đã được tiến hành từ năm 2019. Dữ liệu sơ bộ cho thấy có khoảng 3.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Hành động này đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, sức khỏe cộng đồng và quá trình phát triển đô thị.

Xung quanh khu công nghiệp Bình Dương là các khu dân cư. Ảnh:Đình Trọng

Xung quanh khu công nghiệp Bình Dương là các khu dân cư. Ảnh:Đình Trọng

Theo ông Võ Anh Tuấn, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, các nhà máy được di dời chủ yếu tập trung ở phía Nam tỉnh và giáp ranh với TPHCM. Tình hình nguồn lực đất đai đang trở nên cực kỳ quan trọng trong quá trình cơ cấu lại kinh tế. Việc di dời nhà máy sẽ tạo ra không gian phát triển mới cho các khu vực phía Nam của tỉnh. Đặc biệt, trong bối cảnh Bình Dương đang hướng tới việc xây dựng các đô thị hiện đại và văn minh, việc di dời các nhà máy sản xuất công nghiệp vào các khu cụm công nghiệp đã được quy hoạch tại phía Bắc là một bước đi cần thiết và hợp lý.

Đọc Tiếp Tục

Hoạt Động KCN

Doanh nghiệp Nhật muốn xây nhà máy 200 triệu USD tại Hòa Bình

Được phát hành

,

Tập đoàn Meiko, một tập đoàn hàng đầu về sản xuất bản mạch điện tử và lắp ráp bản mạch điện tử hoàn chỉnh, đang có kế hoạch đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất các loại vi mạch điện tử tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà, TP Hòa Bình.

Theo thông tin từ Cổng thông tin tỉnh Hòa Bình, Tập đoàn Meiko của Nhật Bản đã đề xuất việc thuê lại đất và hạ tầng từ Công ty cổ phần thương mại Dạ Hợp – đơn vị đầu tư Khu công nghiệp bờ trái Sông Đà. Diện tích thuê tổng cộng là 9,2 ha, với mục tiêu đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất vi mạch điện tử trị giá 4.660 tỷ đồng, tương đương 200 triệu USD.

Tập đoàn Meiko kỳ vọng tỉnh Hòa Bình sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho dự án thành công. Lãnh đạo tỉnh đã cam kết cung cấp mọi điều kiện tối đa cho doanh nghiệp.

Meiko hiện có 5 nhà máy tại Nhật Bản và 2 nhà máy tại Trung Quốc, là một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bản mạch điện tử và lắp ráp bản mạch điện tử hoàn chỉnh.

Tại Việt Nam, tập đoàn Meiko đã chính thức đầu tư vào năm 2006 và thành lập nhà máy tại Khu công nghiệp Thạch Thất. Khi đó, dự án Meiko được xem là một trong 10 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn nhất và cũng là dự án sản xuất điện tử lớn nhất do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện. Hiện nay, doanh nghiệp đã có tổng cộng 3 nhà máy sản xuất và lắp ráp bản mạch điện tử với tổng vốn đầu tư lên tới 500 triệu USD, tạo ra hơn 7.000 việc làm và đóng góp khoảng 30 triệu USD vào ngân sách hàng năm.

Đọc Tiếp Tục

Xu hướng