Kết nối với chúng tôi

Thị Trường

Tin vui đầu năm 2023 về thị trường khu công nghiệp miền Bắc

Được phát hành

,

Sở hữu dư địa phát triển lớn, giá thuê đất ở mức hợp lý, các khu công nghiệp phía Bắc đang trở thành điểm sáng của thị trường bất động sản khi liên tục đón nhận những dòng vốn ngoại đổ về.

Các KCN phía Bắc trở thành điểm sáng

Phát huy vai trò là điểm sáng của thị trường bất động sản, phân khúc bất động sản công nghiệp tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực giai đoạn đầu năm 2023.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/2/2023, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 3,1 tỷ USD, trong đó đã giải ngân được khoảng 2,55 tỷ USD.

Theo đó, đã có 51 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Dẫn đầu là Singapore với tổng vốn đầu tư hơn 978,4 triệu USD, chiếm gần 31,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; đứng thứ hai là Đài Loan (Trung Quốc) với gần 407,1 triệu USD, chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư; Hà Lan đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 369 triệu USD, chiếm hơn 11,9% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thụy Điển…

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 39 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt là các tỉnh miền Bắc đang chiếm ưu thế trong việc thu hút dòng vốn ngoại so với các tỉnh phía Nam như trước đây.

Cụ thể, địa phương dẫn đầu trong việc thu hút vốn FDI lần này là Bắc Giang với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 824,3 triệu USD, chiếm hơn 26,6% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng hơn 8,4 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Trước đó, trong tháng 1/2023, Quảng Ninh chỉ xếp thứ 13/53 về thu hút FDI, thì sang đến tháng 2/2023, địa phương này đã nhảy 9 bậc, vượt qua cả Đồng Nai để vào top 4 tỉnh, thành thu hút FDI cao nhất cả nước trong 2 tháng đầu năm.

Sự vươn lên dẫn đầu trong việc thu hút FDI là do là những địa phương này đã có thêm nhiều thương vụ ký kết hợp tác và nhiều dự án đăng ký mới giai đoạn đầu năm 2023.

Liên tục đón nhận những tin vui đầu năm 2023, các khu công nghiệp phía Bắc đang trở thành điểm sáng của thị trường bất động sản. Ảnh minh họa: Dũng Minh

Đơn cử, Goertek – một trong những đối tác lớn nhất của Apple đã ký kết biên bản ghi nhớ thuê lại 62,7ha tại Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh (Bắc Ninh). Một đối tác sản xuất linh kiện lớn khác của “trái táo khuyết” là Foxconn cũng ký hợp đồng thuê khu đất 45ha tại Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) với giá 62,5 triệu USD nhằm mở rộng sản xuất. Hợp đồng thuê kéo dài đến tháng 2/2057.

Tương tự, công ty chuyên sản xuất thiết bị bán dẫn của Mỹ Amkor Technology cho biết sẽ sớm mở một nhà máy ở khu vực phía Bắc. Pegatron – công ty sản xuất linh kiện cho hãng xe điện Tesla và lắp ráp iPhone của Đài Loan (Trung Quốc) cũng đã đưa nhà máy ở Quảng Ninh đi vào hoạt động.

Liên tục đón nhận những tin vui đầu năm 2023, các khu công nghiệp phía Bắc đang trở thành điểm sáng của thị trường bất động sản. Đặc biệt, với việc sở hữu những lợi thế cạnh tranh, dư địa phát triển lớn, nhiều đánh giá cho rằng, thị trường khu công nghiệp phía Bắc sẽ có khả năng dẫn dắt phân khúc bất động sản công nghiệp, khu công nghiệp cả nước trong thời gian tới.

Có lợi thế cạnh tranh về giá

Trước đây, phía Nam là thị trường có khả năng hấp dẫn dòng vốn FDI mạnh hơn so với phía Bắc. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh và mạnh đã khiến thị trường phía Nam ngày càng ít dư địa trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đổ về. Đặc biệt là giá thuê đất khu công nghiệp phía Nam đang đạt ở ngưỡng cao hơn nhiều so với các tỉnh phía Bắc.

Theo Báo cáo Cạnh tranh chi phí khu công nghiệp hai miền Nam – Bắc của Cushman & Wakefield Việt Nam, giá thuê sơ cấp trung bình đất công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Nam đạt 159 USD (khoảng 3,8 triệu đồng)/m2 cho cả chu kỳ thuê, cao hơn 42% so với vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc (112 USD/m2).

Dẫn đầu miền Nam là đô thị hạt nhân TP.HCM có giá thuê đất công nghiệp hiện đạt 300 USD/m2 cho cả chu kỳ thuê – lập đỉnh giá thuê đất công nghiệp trên cả nước, cao hơn 28% so với Hà Nội (235 USD/m2).

Có cùng đánh giá, Báo cáo vừa công bố của CBRE cũng cho thấy, năm 2022 tại miền Nam, bình quân giá thuê đất công nghiệp ở thị trường cấp 1 (thủ phủ công nghiệp phát triển) tăng 8 – 13% theo năm và đạt 166 USD/m2 tính trên kỳ hạn thuê còn lại. Trong khi đó, giá thuê trung bình của các thị trường cấp 1 phía Bắc chỉ ở mức 120 USD/m2 cho kỳ hạn thuê còn lại, tăng 11% so với năm trước và thấp hơn 38% so với miền Nam.

Theo CBRE, việc có vị trí gần Trung Quốc hơn và giá thuê đất công nghiệp cạnh tranh hơn phía Nam đã giúp các khu công nghiệp miền Bắc thuận lợi đón xu hướng chuyển dịch sản xuất và chiến lược Trung Quốc + 1 của nhiều công ty sản xuất đang tiếp diễn vài năm trở lại đây.

Trong đó, các tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng hiện đang là những địa phương dẫn đầu trong việc thu hút FDI.

Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hoà

Theo ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hoà nhận định, sự chênh lệch giá thuê đất công nghiệp vừa phản ánh lịch sử phát triển khu công nghiệp giữa hai miền Nam – Bắc, vừa thể hiện khoảng cách về tốc độ phát triển.

Cụ thể, giá thuê đất công nghiệp phía Nam cao hơn phía Bắc là do thị trường đất công nghiệp miền Nam được phát triển sớm và lâu đời hơn. Còn phía Bắc, nhờ đi sau nên quy hoạch công nghiệp được đồng bộ, bài bản, giá thuê cũng ở mức vừa phải. Đây sẽ là những thế mạnh để thị trường khu công nghiệp phía Bắc vươn lên dẫn đầu trong việc hấp dẫn các dòng vốn ngoại.

“Nhờ vào sự thuận lợi của hệ thống cơ sở hạ tầng, các dự án khu công nghiệp có cơ hội phát triển rộng và trải dài từ Hà Nội đến các cảng biển, đi qua nhiều tỉnh thành phố. Điều này giúp miền Bắc có nhiều quỹ đất hơn trong việc phát triển khu công nghiệp tương lai. Từ đó gia tăng nguồn cung và giữ giá thuê ổn định, tính cạnh tranh cao hơn.

Trong khi đó, nguồn cung đất khu công nghiệp tại miền Nam vẫn chủ yếu tập trung tại các tỉnh lân cận TP.HCM, hoặc cảng Cái Mép và càng Cát Lái. Điều này khiến cho khu vực miền Nam có thể bị thiếu hụt quỹ đất sẵn sàng cho phát triển công nghiệp, và là nhân tố đẩy giá thuê tăng cao”, ông Quang cho biết.

Cũng theo ông Quang, dù thị trường khu công nghiệp phía Bắc đang vươn lên, thị trường khu công nghiệp phía Nam có phần chững lại thì nhìn chung phân khúc bất động sản khu công nghiệp đang là điểm sáng của thị trường bất động sản trong thời gian tới. Đặc biệt trong bối cảnh khó khăn kéo dài như hiện tại, bất động sản công nghiệp sẽ là phân khúc dẫn dắt thị trường.

“Những nhà đầu tư có dòng tiền lớn, muốn đầu tư dài hạn thì nên cân nhắc đến phân khúc bất động sản công nghiệp”, chuyên gia bày tỏ./.

Theo Thanh An
Reatimes

Hoạt Động KCN

Đẩy mạnh việc triển khai dự án Khu công nghiệp Dược – Sinh học tại tỉnh Thái Bình.

Được phát hành

,

Nhằm theo dõi tiến độ và thúc đẩy việc triển khai dự án Khu công nghiệp Dược – Sinh học tại tỉnh Thái Bình, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế – ông Đỗ Xuân Tuyên, đã tổ chức buổi họp tại trụ sở Bộ Y tế với ông Nguyễn Khắc Thận – Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình và các bên liên quan đến dự án.

Trong cuộc họp, các đơn vị liên quan của UBND tỉnh Thái Bình và đơn vị đầu mối của Bộ Y tế, Liên danh nhà đầu tư – đại diện bởi Công ty Cổ phần Newtechco Group đã trình bày tiến độ triển khai các hoạt động liên quan đến dự án Khu công nghiệp Dược – Sinh học.

Các đại biểu tham dự cuộc họp.

Theo báo cáo từ UBND tỉnh Thái Bình, dự án Khu công nghiệp Dược – Sinh học đã được bổ sung vào quy hoạch Khu công nghiệp của tỉnh Thái Bình cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050, và đang được trình lên Thủ tướng Chính phủ để được phê duyệt. Đồng thời, UBND tỉnh đã nộp báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh và bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất cho khu công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2030, cũng như kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2021-2025.

UBND tỉnh cũng đã hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiến hành khảo sát và nghiên cứu đầu tư cho dự án. UBND tỉnh cung cấp nguồn tài trợ để lập quy hoạch phân khu xây dựng theo tỷ lệ 1/2000 cho Khu công nghiệp và đồng ý nhà đầu tư tài trợ kinh phí cho việc lập quy hoạch. Hiện tại, các bước lập quy hoạch đang được tiến hành. UBND huyện Quỳnh Phụ và các sở, ngành đã hỗ trợ nhà đầu tư trong khảo sát khu đất để thực hiện dự án và đưa ra đề xuất.

Về phía Bộ Y tế và Liên danh nhà đầu tư, hiện đang nỗ lực để triển khai các nội dung công việc trong nhiệm vụ được giao. Trong quá trình này, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế đã ký kết bản ghi nhớ hỗ trợ hợp tác “Phát triển ngành công nghiệp dược – sinh học Việt Nam” giữa Cục Quản lý Dược và Liên danh Quỹ đầu tư Makara Capital Partners Sakae Corporate Advisory (Singapore) và Newtechco Group.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại cuộc họp.

Tại cuộc họp, các bên đã thảo luận, trao đổi về các nội dung liên quan đến dự án và đều thể hiện sự nỗ lực cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao để nhanh chóng triển khai các bước tiếp theo của dự án, nhằm đảm bảo khởi công dự án vào quý I/2024.

Trong diễn văn tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã đánh giá cao sự tích cực của cấp ủy và chính quyền địa phương tỉnh Thái Bình trong việc triển khai nhằm thúc đẩy tiến độ của dự án.

Theo Thứ trưởng, đây là một trong hai dự án đầu tiên trong cả nước được triển khai theo Quyết định 376/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược và dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đã đề nghị tỉnh Thái Bình tiếp tục thực hiện các hạng mục công việc trong nhiệm vụ của tỉnh. Bộ Y tế sẽ phối hợp cùng nhà đầu tư và địa phương để xây dựng kế hoạch thúc đẩy đầu tư và đảm bảo hiệu quả thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Y tế cũng yêu cầu các cục/vụ liên quan phối hợp với các đơn vị, bộ, ngành khác để gia tăng tốc độ thực hiện các công việc liên quan đến quy hoạch khu công nghiệp dược và các nội dung khác.

Ông Nguyễn Khắc Thận – Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã đánh giá cao việc Cục Quản lý Dược ký kết bản ghi nhớ hỗ trợ hợp tác “Phát triển ngành công nghiệp dược – sinh học Việt Nam”.

Ông Nguyễn Khắc Thận – Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình phát biểu tại cuộc họp.

Lãnh đạo tỉnh Thái Bình cũng thông báo rằng UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các sở, ngành và địa phương liên quan để chặt chẽ phối hợp với Bộ Y tế trong việc triển khai các bước và quy trình thủ tục của dự án. Họ sẽ đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư về cơ chế, chính sách ưu đãi và các thủ tục đầu tư.

Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Y tế và UBND tỉnh Thái Bình đều đề nghị liên danh các nhà đầu tư tiếp tục ngay việc triển khai các công việc theo trách nhiệm và thúc đẩy tiến độ của dự án.

Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định rằng tỉnh cam kết sẽ tạo ra môi trường tốt nhất, bắt đầu từ lập quy hoạch, giải phóng mặt bằng và đảm bảo an ninh trật tự, để nhà đầu tư có thể thực hiện dự án nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Trước đó, vào ngày 1/4, đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Dược – Sinh học giữa UBND tỉnh Thái Bình và các nhà đầu tư.

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Dược – Sinh học có tổng vốn đầu tư khoảng 150-200 triệu USD. Dự án tập trung thu hút các nhà đầu tư chuyên về lĩnh vực dược phẩm và sinh học. Tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án thứ cấp dự kiến khoảng 2,8 tỷ USD.

Trong giai đoạn từ năm 2023 đến quý 3/2024, dự án sẽ hoàn tất các thủ tục pháp lý như phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương và phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Trong giai đoạn từ quý 4/2024 đến năm 2027, sẽ tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng theo từng giai đoạn cụ thể của dự án và khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự kiến việc lấp đầy khu công nghiệp sẽ được hoàn thành vào năm 2030.

Đọc Tiếp Tục

Hoạt Động KCN

Vị trí địa lý của khu công nghiệp mà nhà cung cấp lớn cho Apple đặt nhà máy sản xuất Macbook, iPad như thế nào?

Được phát hành

,

Một khu công nghiệp phía Bắc được ông lớn trong chuỗi cung ứng cho Apple đặt nhà máy sản xuất Macbook, iPad.

Cụ thể, vào đầu năm 2021, UBND tỉnh Bắc Giang đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Foxconn để triển khai dự án sản xuất MacBook và iPad của Apple tại Việt Nam. Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) là nơi mà Foxconn, một nhà cung cấp quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple, đã đặt nhà máy sản xuất Macbook và iPad.

Trong những năm gần đây, nhiều công ty thành viên của Tập đoàn Foxconn như Fuhong, Fuyu, Fukang… đã đầu tư vào Khu công nghiệp Quang Châu. Hiện tại, Foxconn là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) có vốn đầu tư lớn nhất tại Khu công nghiệp Quang Châu.

Foxconn đã bắt đầu đầu tư vào Khu công nghiệp Quang Châu từ năm 2019, với diện tích thuê đất tổng cộng lên tới 69,82ha và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 773 triệu USD. Theo thông tin từ Nikkei Asia, Foxconn đang trong quá trình đàm phán để chuyển một số hoạt động sản xuất Apple Watch và Macbook tại Việt Nam. Dự kiến, các sản phẩm đầu tiên sẽ được sản xuất vào đầu tháng 5/2023.

Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, khu công nghiệp Quang Châu có vị trí thuận lợi gần quốc lộ 1A và sông Cầu. Nó cách thành phố Bắc Giang khoảng 15 km, cách thủ đô Hà Nội 35 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 35 km và cách cảng Hải Phòng 110 km. Ngoài ra, nó cũng cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 125 km. Khu vực này có hệ thống giao thông thuận lợi bao gồm đường thủy, đường bộ và đường sắt.

Về hạ tầng kỹ thuật, khu công nghiệp đã được đầu tư một cách đồng bộ. Có hệ thống đường nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, thu gom nước thải và trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 9.000 m3/ngày đêm. Ngoài ra, có trạm điện Quang Châu 110/22KV với công suất 2x40MVA để cung cấp điện 22 KV; trạm cấp nước với công suất 10.000 m3/ngày đêm và hệ thống cung cấp nước sạch đến tận hàng rào của các doanh nghiệp. Ngoài ra, khu vực còn có các dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng, hải quan, kho ngoại quan và dịch vụ logistics.

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, khu công nghiệp Quang Châu và các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch để trở thành các địa điểm thuận tiện cho việc đặt nhà máy sản xuất, với vị trí địa lý gần sân bay, các tuyến đường bộ chính, cảng biển và cửa khẩu… Qua đó, đáp ứng được các tiêu chí của các nhà đầu tư, để việc giao thông thuận tiện nhất có thể.

Theo Cục xúc tiến đầu tư, khu công nghiệp Quang Châu có vị trí đắc địa, nằm dọc theo tuyến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn. Hạ tầng khu công nghiệp đã được đầu tư và xây dựng tốt. Các đường nội bộ cũng đã được xây dựng, nhưng theo nguyên tắc “ở đâu có nhà đầu tư thứ cấp thì làm hạ tầng đến đó”.

Với vị trí thuận lợi và hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, khu công nghiệp Quang Châu có tiềm năng thu hút đầu tư trong các ngành công nghệ cao đa ngành, công nghệ sạch, cơ khí chính xác, điện tử, điện lạnh, tự động hóa, lắp ráp ô tô.

Nhằm thu hút thêm đầu tư vào khu công nghiệp, gần đây UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Quang Châu 2, tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Theo đó, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính của xã Quang Châu và xã Vân Trung, huyện Việt Yên. Ranh giới được xác định như sau: phía Bắc giáp đường ĐT398 và thôn Trung Đồng, xã Vân Trung; phía Nam giáp đất nông nghiệp và thôn Quang Biểu, xã Quang Châu; phía Đông giáp đê sông Cầu và trạm bơm Quang Biểu; phía Tây giáp khu công nghiệp Quang Châu.

Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 119ha, trong đó diện tích khu công nghiệp khoảng 117,65ha và diện tích đường giao thông và dân cư hiện trạng khoảng 1,63ha.

Khu công nghiệp Quang Châu 2 là một khu công nghiệp tập trung, đa ngành, được trang bị hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại nhằm thu hút đầu tư trong các lĩnh vực như chế biến nông lâm sản, chế biến thực phẩm, cơ khí chế tạo máy, linh kiện điện tử, bao bì và các ngành công nghiệp phụ trợ với công nghệ hiện đại, tiên tiến và thân thiện với môi trường.

Hệ thống giao thông được thiết kế theo mạng đường vòng, với các nút giao thông có bán kính quay đảm bảo tiêu chuẩn và thuận lợi cho xe lưu thông với kích thước lớn để vận chuyển hàng hóa. Các khu vực P1 và P2 trong khu công nghiệp được dành cho bãi đỗ xe.

Đọc Tiếp Tục

Hoạt Động KCN

Giá thuê bất động sản công nghiệp tiếp tục tăng

Được phát hành

,

Năm 2023, thị trường bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ có nhiều dấu hiệu tích cực vì nhà đầu tư nước ngoài vẫn quan tâm đến Việt Nam. Theo các chuyên gia của Công ty Cushman & Wakefield (C&W) Việt Nam, giai đoạn từ 2023 đến 2025, sẽ có hơn 1,2 triệu m2 nhà xưởng và hơn 700.000 m2 nhà kho mới gia nhập thị trường bất động sản công nghiệp ở phía Bắc.

Các chuyên gia cũng cho rằng, nhờ chiến lược Trung Quốc + 1 của các công ty sản xuất, nguồn cầu đối với bất động sản công nghiệp sẽ được duy trì ở mức ổn định, mặc dù khả năng chậm lại vẫn có thể xảy ra. Giá thuê phân khúc bất động sản xây sẵn hiện đang ở mức vừa phải, trong khi giá thuê đất công nghiệp tiếp tục tăng.

Tại miền Bắc, trong ba tháng đầu năm, nguồn cung mới cho loại hình bất động sản khu công nghiệp là khoảng 116 ha từ Khu công nghiệp Tam Dương I – Phân khu 2 tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, không có phát sinh mới ở phân khúc kho xưởng.

Với lợi thế về vị trí đắc địa, cơ sở hạ tầng và khả năng kết nối đã được phát triển, các khu vực trọng điểm miền Bắc, bao gồm cả ngành công nghiệp điện tử và ô tô, như Goertek, Xiamen Sunrise Group, Autoliv,… đang thu hút được làn sóng đầu tư. Điều này đã giúp tăng tỷ lệ lấp đầy thêm 1% theo quý, với tỷ lệ hấp thụ là 81 ha.

Trong thị trường bất động sản nhà xưởng xây sẵn, nhu cầu của các doanh nghiệp phụ trợ trong ngành điện tử và sản xuất vẫn được duy trì, vì vậy theo thống kê, mức giá thuê nhẹ nhàng tăng trong quý. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy của thị trường này lại giảm nhẹ trong quý do tình hình kinh tế không khả quan.

Do đó, giá cho thuê bất động sản xây sẵn dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Một chuyên gia cho rằng, việc điều chỉnh giá thuê trên thị trường mà không có sự thống nhất giữa các địa phương sẽ ảnh hưởng đến các nhà đầu tư FDI. Vì vậy, cần có cơ sở pháp lý để các địa phương và doanh nghiệp điều chỉnh giá thuê bất động sản công nghiệp khi thị trường có sự thay đổi về cung và cầu.

Theo C&W, hiện nay có nhiều chủ đầu tư khu công nghiệp đang thúc đẩy tiến độ xây dựng để bàn giao đất cho khách hàng. Trong khoảng thời gian từ bây giờ đến cuối năm, 670 ha đất sẽ được cung ứng trên thị trường.

Bất động sản công nghiệp là loại tài sản thương mại, vì vậy để thị trường ổn định thì cần phải có sự kiểm soát. Đồng thời, khi niềm tin trên thị trường cao hơn, cần tránh tình trạng các doanh nghiệp cạnh tranh giá, dẫn đến chi phí vượt chất lượng và nhà đầu tư khó tiếp cận thị trường.

Nếu nguồn cầu giảm, giá thuê bất động sản cũng sẽ giảm, dẫn đến việc khai thác đất không hiệu quả và ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất công nghiệp. Do đó, thị trường bất động sản công nghiệp không nên tăng trưởng quá nóng bởi sự phát triển của ngành này ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế – xã hội của nhiều địa phương.

Theo ông Thomas, Việt Nam có nguồn lực lao động lớn, nền kinh tế đang phát triển nhưng vẫn thiếu lao động tay nghề cao. Vì vậy, để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, Chính phủ cần đảm bảo chất lượng và số lượng lao động tay nghề cao.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị toàn cầu, kinh tế nội địa vẫn được kỳ vọng giữ ở mức ổn định nhờ vào tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, thị trường vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức dài hạn liên quan đến lao động và cơ sở hạ tầng cho khách thuê.

Đọc Tiếp Tục

Xu hướng