Kết nối với chúng tôi

Hoạt Động KCN

Thái Bình: Động thổ Khu công nghiệp Hải Long vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng

Được phát hành

,

Sáng 15/2/2023, Lễ động thổ Khu công nghiệp Hải Long đã diễn ra tại xã Đông Trà, huyện Tiền Hải. Đây là dự án hạ tầng khu công nghiệp thứ hai trong Khu kinh tế Thái Bình.

Trước đó, ngày 9/11/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1370/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hải Long, tỉnh Thái Bình.

Dự án được triển khai trên diện tích 296,97 ha tại các xã Đông Trà, Đông Long và Đông Xuyên, huyện Tiền Hải, vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng, tiến độ thực hiện không quá 36 tháng. Chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Bảo Minh.

Lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình cùng nhà đầu tư thực hiện nghi thức động thổ Khu công nghiệp Hải Long (Khu kinh tế Thái Bình).

Khu công nghiệp Hải Long được quy hoạch nằm ven sông Trà Lý, có đường bộ ven biển, đường ĐT.464, ĐT.221D tạo ra mạng lưới giao thông kết nối cả đường bộ và đường thủy cho khu công nghiệp, giúp hoạt động vận tải dễ dàng, nhanh chóng phục vụ hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Ngoài ra, Khu công nghiệp Hải Long chỉ cách sân bay và cảng nước sâu ở Hải Phòng khoảng 40 km giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất cũng như xuất nhập khẩu.

Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Bảo Minh Vũ Đức Giang – nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Hải Long phát biểu tại lễ động thổ.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Bảo Minh cho biết: Trong thời gian tới, Bảo Minh tiếp tục hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, hoàn thành thủ tục về xây dựng, tăng cường bố trí đầy đủ nguồn lực, kết hợp cùng với các cơ quan của tỉnh, đặc biệt là huyện Tiền Hải để sớm hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, song song với việc tích cực công tác thu hút đầu tư thứ cấp có chất lượng về Khu công nghiệp Hải Long. Công ty cam kết sẽ xây dựng Khu công nghiệp Hải Long đạt chất lượng và tiêu chuẩn cao, đúng tiến độ, đảm bảo môi trường xanh và tuân thủ quy định của pháp luật.

Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình Phạm Tùng Lâm cho biết: Ban quản lý đã đề nghị nhà đầu tư tập trung nguồn lực, khẩn trương đầu tư xây dựng, sớm hoàn thành kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hải Long theo hướng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường; đặt mục tiêu ngay trong năm 2023, Hải Long có thể đón các nhà đầu tư thứ cấp chất lượng đầu tư vào khu công nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận phát biểu tại lễ động thổ Khu công nghiệp Hải Long.

Phát biểu tại Lễ động thổ, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận khẳng định: Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX: xây dựng Khu kinh tế Thái Bình trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu của tỉnh trong cả nhiệm kỳ 2020 – 2025 và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Để Dự án hoàn thành và sớm đi vào hoạt động, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đề nghị Huyện ủy, UBND huyện Tiền Hải tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; phối hợp, hỗ trợ nhà đầu tư và các nhà thầu bảo đảm an ninh trật tự, an toàn lao động, tài sản, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành Dự án theo đúng tiến độ và chất lượng.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Bảo Minh – nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Hải Long.

Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh cùng các sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư và các nhà thầu; tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết, khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền; hướng dẫn, giúp đỡ nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục theo quy định.

Nhà đầu tư cần phối hợp chặt chẽ Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh, chính quyền địa phương, tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng; có kế hoạch cụ thể sắp xếp bộ máy, cán bộ; đặc biệt cần có cơ chế phù hợp để thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước về đầu tư tại khu công nghiệp.

Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Bảo Minh là nhà đầu tư có năng lực tài chính, giàu kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khu công nghiệp. Hiện vốn điều lệ của Công ty đạt 350 tỷ đồng, tổng tài sản khoảng 1.200 tỷ đồng. Công ty đã đầu tư và kinh doanh hiệu quả hạ tầng Khu công nghiệp Bảo Minh (Nam Định) với diện tích 215 ha, thu hút được 12 dự án FDI và 2 dự án lớn trong nước, lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp.

Các đồng chí lãnh đạo trung ương, lãnh đạo tỉnh Thái Bình cùng nhà đầu tư thực hiện nghi thức khởi công Dự án nhà máy sản xuất phụ kiện gia đình, đèn chiếu sáng…

Cũng trong buổi sáng cùng ngày, Dự án nhà máy sản xuất phụ kiện gia đình, phòng tắm, đèn chiếu sáng và đồ nội, ngoại thất của Công ty Jeanson Industrial Limited được khởi công tại Khu công nghiệp Tiền Hải, quy mô 22 ha, tổng vốn 75 triệu USD, tạo việc làm cho khoảng 2.500 lao động.

Hoạt Động KCN

Doanh nghiệp Nhật muốn xây nhà máy 200 triệu USD tại Hòa Bình

Được phát hành

,

Tập đoàn Meiko, một tập đoàn hàng đầu về sản xuất bản mạch điện tử và lắp ráp bản mạch điện tử hoàn chỉnh, đang có kế hoạch đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất các loại vi mạch điện tử tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà, TP Hòa Bình.

Theo thông tin từ Cổng thông tin tỉnh Hòa Bình, Tập đoàn Meiko của Nhật Bản đã đề xuất việc thuê lại đất và hạ tầng từ Công ty cổ phần thương mại Dạ Hợp – đơn vị đầu tư Khu công nghiệp bờ trái Sông Đà. Diện tích thuê tổng cộng là 9,2 ha, với mục tiêu đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất vi mạch điện tử trị giá 4.660 tỷ đồng, tương đương 200 triệu USD.

Tập đoàn Meiko kỳ vọng tỉnh Hòa Bình sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho dự án thành công. Lãnh đạo tỉnh đã cam kết cung cấp mọi điều kiện tối đa cho doanh nghiệp.

Meiko hiện có 5 nhà máy tại Nhật Bản và 2 nhà máy tại Trung Quốc, là một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bản mạch điện tử và lắp ráp bản mạch điện tử hoàn chỉnh.

Tại Việt Nam, tập đoàn Meiko đã chính thức đầu tư vào năm 2006 và thành lập nhà máy tại Khu công nghiệp Thạch Thất. Khi đó, dự án Meiko được xem là một trong 10 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn nhất và cũng là dự án sản xuất điện tử lớn nhất do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện. Hiện nay, doanh nghiệp đã có tổng cộng 3 nhà máy sản xuất và lắp ráp bản mạch điện tử với tổng vốn đầu tư lên tới 500 triệu USD, tạo ra hơn 7.000 việc làm và đóng góp khoảng 30 triệu USD vào ngân sách hàng năm.

Đọc Tiếp Tục

Hoạt Động KCN

TP Hải Phòng dự kiến xây thêm 15 khu công nghiệp mới hơn 6.200 ha

Được phát hành

,

Thành phố Hải Phòng có kế hoạch mở rộng Khu kinh tế (KKT) Đình Vũ – Cát Hải và đồng thời triển khai xây dựng 15 khu công nghiệp mới với tổng diện tích lên đến 6.200 ha.

Theo Báo cáo quy hoạch TP Hải Phòng trong giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, phiên bản dự thảo đã được trình UBND thành phố để lấy ý kiến, Hải Phòng dự định mở rộng khu kinh tế (KKT) Đình Vũ – Cát Hải và triển khai xây dựng thêm 15 khu công nghiệp (KCN) mới với tổng diện tích trên 6.200 ha.

Xây dựng thêm 15 khu công nghiệp mới

Theo Báo cáo quy hoạch TP Hải Phòng cho giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 – bản dự thảo đã được UBND thành phố lấy ý kiến, Hải Phòng dự kiến mở rộng khu kinh tế (KKT) Đình Vũ – Cát Hải và triển khai xây dựng thêm 15 khu công nghiệp (KCN) mới với tổng diện tích trên 6.200 ha.

Cụ thể, theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong các giai đoạn trước, Hải Phòng hiện có một KKT Đình Vũ – Cát Hải với diện tích 22.540 ha và 25 KCN theo quy hoạch với tổng diện tích 12.702 ha.

KKT Đình Vũ – Cát Hải dự kiến được mở rộng tại khu vực đảo Cát Hải và cảng Lạch Huyện để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng mạnh tại khu vực này cũng như thành phố nói chung.

Về các KCN đã được triển khai hoạt động, tính đến năm 2020, thành phố đã có 12 KCN đang hoạt động, đầu tư, xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng (8 KCN nằm trong KKT Đình Vũ – Cát Hải với diện tích 5.230 ha và 4 KCN nằm ngoài KKT với diện tích 768 ha).

Tỷ lệ lấp đầy trung bình của các KCN đang hoạt động đạt trên 62,5%. Trong đó, một số khu công nghiệp đã đạt tỷ lệ lấp đầy 100% như: KCN MP Đình Vũ, KCN Nomura, KCN Tràng Duệ (giai đoạn 1, giai đoạn 2), KCN Đình Vũ (1+2), KCN Đồ Sơn. Tỷ suất đầu tư trung bình đạt 9 triệu USD/ha.

Đối với các khu công nghiệp quy hoạch mới, theo Chương trình hành động số 76 của Ban Thường vụ Thành ủy, trong giai đoạn 2021 – 2025, thành phố Hải Phòng dự kiến triển khai xây dựng thêm 15 khu công nghiệp mới với tổng diện tích trên 6.200 ha.

Trong số đó, có 6 khu công nghiệp đang tập trung triển khai các thủ tục thành lập mới với tổng diện tích 2.758 ha, bao gồm: Dự án KCN Xuân Cầu (dịch vụ sau cảng) với diện tích 752 ha nằm trong KKT Đình Vũ – Cát Hải; và 5 dự án đã nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm: KCN Nam Tràng Cát, KCN Thủy Nguyên, KCN Tiên Thanh, KCN Tràng Duệ mở rộng, KCN Giang Biên II.

Còn 10 dự án đang hoàn thiện các quy trình, thủ tục để triển khai (tổng diện tích 3.466 ha) gồm: KCN Cầu Cựu, KCN An Hòa, KCN An Hưng – Đại Bản, KCN Vinh Quang, KCN Ngũ Phúc – Kiến Thụy, KCN Tân Trào – Kiến Thụy; KCN Sao Mai (Tiên Lãng 1), KCN đóng tàu Vinh Quang (Tiên Lãng 2), KCN Đảo Cái Tráp, KCN Nam Cầu Kiền (giai đoạn 2).

Bên cạnh đó, thành phố cũng đề xuất thêm 7 khu công nghiệp gồm: KCN Bến Rừng 2, KCN trên đảo Cát Hải – Lạch Huyện (KCN Lạch Huyện 1, KCN Lạch Huyện 2, KCN Lạch Huyện 3 – Vinfast, KCN Lạch Huyện 4 – CN kết hợp Logistic), KCN sân bay Tiên Lãng, KCN Tam Hưng – Ngũ Lão.

Thành lập 26 cụm công nghiệp
Về quy hoạch cụm công nghiệp, trong giai đoạn 2020 – 2025, Hải Phòng đã thành lập 26 cụm công nghiệp (CCN), trong đó bao gồm hai CCN mở rộng quy mô là CCN thị trấn Tiên Lãng và CCN Tàu thuỷ An Hồng.

Danh sách 26 cụm công nghiệp:

STT

Địa bàn

CCN

1

Huyện An Lão CCN Cẩm Văn (34,88 ha); CCN Chiến Thắng (30 ha); CCN An Thọ (50 ha); CCN Cửa Hoạt – Quán Thắng (45 ha); CCN Quang Hưng (50 ha)

2

Huyện Kiến Thụy CCN Tân Trào (75 ha); CCN Đoàn Xá (62,3ha)

3

Huyện Thủy Nguyên CCN Cao Nhân – Kiền Bái (45 ha); CCN Kênh Giang – Đông Sơn (70 ha); CCN Kiền Bái (45 ha); CCN cơ khí và đúc Thủy Nguyên (30 ha)

4

Huyện Tiên Lãng CCN Tiên Cường I (27 ha); CCN Tiên Cường II (48,7 ha); CCN Tiên Cường III (44 ha); CCN Đại Thắng (21,3 ha); CCN Quang Phục (50 ha); CCN Quyết Tiến (75 ha);

CCN thị trấn Tiên Lãng (49,64 ha); CCN thị trấn Tiên Lãng mở rộng (25 ha)

5

Huyện Vĩnh Bảo CCN Giang Biên (58 ha); CCN Dũng Tiến – Giang Biên (50 ha); CCN Nam Am (40 ha); CCN làng nghề Cổ Am (20 ha)

6

Huyện An Dương CCN phụ trợ Tràng Duệ (xã Hồng Phong) (75 ha);

CCN An Hồng (41,7 ha); CCN Tàu thủy An Hồng (mở rộng) (63,83 ha)

7

Huyện đảo Cát Hải CCN làng nghề nước mắm Cát Hải (17,04 ha)

Như vậy, Hải Phòng dự kiến có 5 khu vực phát triển công nghiệp chính với nội dung như sau:

STT

Khu vực

KCN giữ lại

KCN bổ sung thêm

KCN bỏ

Hướng phát triển

1 Khu vực phát triển công nghiệp Đình Vũ – Cát Hải gắn với cảng biển thuộc KTT Đình Vũ – Cát Hải Khu vực công nghiệp Đình Vũ, Nam Đình Vũ, Nam Tràng Cát, Lạch Huyện Các khu vực phát triển công nghiệp: Đảo Cái Tráp, Lạch Huyện mở rộng (Cát Hải)… Ưu tiên phát triển các loại hình công nghiệp điện tử, điện gia dụng, cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ vận tải biển, công nghiệp hỗ trợ công nghệ IT, logistic…
2 Khu vực phát triển công nghiệp phía Bắc Khu vực công nghiệp Thuỷ Nguyên – VSIP, khu vực công nghiệp Bến Rừng, Minh Đức – Tràng Kênh Khu vực công nghiệp Tam Hưng – Ngũ Lão và Bến Rừng 2 (Thuỷ Nguyên) Các khu vực công nghiệp Gia Minh, Gia Đức Khuyến khích áp dụng công nghệ sạch đối với khu vực công nghiệp cũ, phát triển công nghiệp đa ngành công nghiệp tổng hợp, cơ khí chính xác, sản xuất linh kiện, phụ tùng máy cơ khí, ứng dụng công nghệ cao…
3 Khu vực phát triển công nghiệp phía Tây (dọc Quốc lộ 10) Khu vực công nghiệp Nam Cầu Kiền, Nomura, An Hưng – Đại Bản, An Dương, Tràng Duệ, Cầu Cựu Khu vực công nghiệp Tràng Duệ giai đoạn 3 Ưu tiên phát triển loại hình công nghiệp cơ khí chế tạo các sản phẩm cơ khí phụ vụ các ngành kinh tế mũi nhọn, cơ khí chính xác, sản xuất kinh kiện, phụ tùng máy cơ khí có ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao…
4 Khu vực phát triển công nghiệp phía Tây Nam (xung quanh thị trấn Vĩnh Bảo) Các khu vực công nghiệp An Hoà, Giang Biên II, Vinh Quang (Vĩnh Bảo); các Cụm công nghiệp Dũng Tiến, Tiên Thanh KCN thị trấn Vĩnh Bảo Ưu tiên phát triển công nghiệp đa ngành hỗ trợ các ngành công nghiệp mũi nhọn, chế biến ứng dụng công nghệ cao…
5 Khu vực phát triển công nghiệp phía Đông Nam (dọc sông Văn Úc và tuyến cao tốc ven biển) Khu vực công nghiệp Vinh Quang (đã được đổi tên thành KCN Tiên Lãng 1 và KCN Tiên Lãng 2), Ngũ Phúc – Kiến Thuỵ, các CCN Tiên Lãng, Tân Trào, Chiến Thắng, An Thọ Các khu vực công nghiệp Đoàn Xá, Tam Cường -Vĩnh Bảo, khu vực công nghiệp sân bay Tiên Lãng Ưu tiên phát triển công nghiệp đa ngành, cơ khí chế tạo các sản phẩm cơ khí siêu trường, siêu trọng, tàu thuỷ, công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp hỗ trợ công nghệ IT, công nghệ sinh học

Sơ đồ phương án phát triển công nghiệp TP Hải Phòng giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050:

Sơ đồ phương án phát triển công nghiệp TP Hải Phòng giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050. (Ảnh chụp màn hình).

Đọc Tiếp Tục

Hoạt Động KCN

Do thiếu hệ thống thu gom nước thải hiệu quả, Khu công nghiệp Phú Hội đang gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư.

Được phát hành

,

KCN Phú Hội, Lâm Đồng gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư mới và mở rộng công suất các dự án hiện đang hoạt động do thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Theo Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng, cho đến nay, KCN Phú Hội vẫn chưa được trang bị hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung.

Điều này đã gây ra nhiều khiếu nại về ô nhiễm môi trường tại KCN và vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Sự thiếu hụt này cũng đã tăng chi phí đầu tư cho các dự án và ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư vào KCN Phú Hội.

Hiện nay, KCN Phú Hội không thể thu hút đầu tư dự án mới cũng như nâng công suất những dự án đang hoạt động do KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Cùng với đó, hiện trạng hạ tầng các khu công nghiệp chưa hoàn thiện và đồng bộ, các dịch vụ, tiện ích công cộng… chưa được đầu tư. Bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng của dịch Covid – 19, kéo dài dẫn đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trong công tác thu hồi dự án còn khó khăn, đặc biệt những dự án đã xây dựng mà chưa đi vào hoạt động và còn một phần đang xây dựng dở dang, các dự án trong quá trình ngưng hoạt động sản xuất – kinh doanh, đầu tư xây dựng kéo dài.

Ngoài ra, dịch bệnh dịch Covid – 19 kéo dài cũng ảnh hưởng đến thu hút đầu tư. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm,…dẫn đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư còn chậm.

Đọc Tiếp Tục

Xu hướng