Kết nối với chúng tôi

Khu Kinh Tế

Khu kinh tế Vũng Áng: “Bến đỗ” an toàn của các nhà đầu tư

Được phát hành

,

Nhờ sở hữu vị trí địa lý đắc địa, hạ tầng giao thông thuận lợi cùng nhiều chính sách ưu đãi, Khu kinh tế Vũng Áng đang trở thành sự lựa chọn an toàn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng nằm trên vùng đất phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây từng được coi là “chảo lửa, túi mưa”, thiên tai, khí hậu khắc nghiệt, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Nhưng, hơn 1 thập kỷ qua, trên mảnh đất cát bạc màu này đã có những đổi thay kỳ diệu. Những mái tranh nghèo, xác xơ dưới chân Đèo Ngang năm nào đã thay bằng những ngôi nhà cao tầng hiện đại. Những tuyến đường lầy lội, đất đỏ mù mịt được thay bằng những đại lộ thênh thang…

Đổi thay này là kết quả của những nỗ lực và chính sách ưu đãi trong kêu gọi, xúc tiến đầu tư, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng. Từ đó, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đã tìm đến KKT Vũng Áng để đầu tư xây dựng những siêu dự án hàng tỷ USD. Và, hôm nay, KKT Vũng Áng đã trở thành “bến đỗ” an toàn, phát triển bền vững cho các nhà đầu tư.

127d6171013t2967l9 127d6105641t6842l6 T

Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập theo Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 3/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 22.781 ha, bao gồm 9 xã, phường nằm ở phía Nam TX Kỳ Anh. Với địa thế thuận lợi, lưng tựa vào núi, mặt hướng ra biển Đông, cách thành phố Hà Tĩnh gần 70 km về phía Nam, cách sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) 50 km về phía Bắc.

Khu Kinh Te Vung An Ben Do An Toan Cua Cac Nha Dau Tu

Bản đồ quy hoạch KKT Vũng Áng.

KKT Vũng Áng nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, hành lang kinh tế Đông – Tây rất thuận lợi cho sự giao thương. Từ KKT Vũng Áng, theo quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc – Nam có thể kết nối với mọi vùng trong cả nước. Bên cạnh đó, theo Quốc lộ 8A và Quốc lộ 12 kết nối với đường Hồ Chí Minh là tuyến đường bộ ngắn nhất từ cảng biển Việt Nam đến Lào và các tỉnh Đông Bắc – Thái Lan.

Khu Kinh Te Vung An Ben Do An Toan Cua Cac Nha Dau Tu1

Hạ tầng cảng biển nước sâu kết hợp với giao thông đường bộ kết nối KKT Vũng Áng đi trong nước và quốc tế được đầu tư khá hoàn chỉnh.

Tuyến đường ven biển Xuân Hội – Thạch Khê – Vũng Áng kết nối liên vùng trong tỉnh và tỉnh Nghệ An. Đây là 1 trong những tuyến đường “hậu cần” cho phát triển KKT Vũng Áng.

Đặc biệt, tại KKT Vũng Áng có cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cảng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội liên vùng, tiếp chuyển một phần hàng quá cảnh cho Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Bên cạnh đó, cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương có lợi thế độ sâu tự nhiên lớn, hàng năm độ sa bồi ít nên có thể tiếp nhận được các tàu có trọng tải lớn đến 350.000 DWT, gồm bến cảng tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng… Cụm cảng này còn có luồng hàng hải ngắn (cách phao số 0 khoảng 1,7 hải lý), thuận lợi để kết nối với các tuyến giao thông hàng hải quốc tế đến các nước Nam Á, Bắc Mỹ và Châu Âu.

Khu Kinh Te Vung An Ben Do An Toan Cua Cac Nha Dau Tu3

Lợi thế từ các cảng biển tạo động lực để kinh tế Hà Tĩnh phát triển lên tầm cao mới.

Để phát huy lợi thế của cụm cảng biển nước sâu và hạ tầng giao thông liên vùng, vừa qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm logistics tại KKT Vũng Áng, tỷ lệ 1/500, quy mô diện tích lập quy hoạch 133,32 ha.

Hà Tĩnh đặt mục tiêu hình thành Trung tâm logistics tại KKT Vũng Áng có tầm cỡ khu vực và quốc tế, phục vụ các hoạt động logistics trong tỉnh, khu vực và quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, góp phần từng bước đưa kinh tế Hà Tĩnh hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế.

Khu Kinh Te Vung An Ben Do An Toan Cua Cac Nha Dau Tu4

Bản vẽ 3D quy hoạch Trung tâm Logistics KKT Vũng Áng, tỷ lệ 1/500, do Công ty CP Tư vấn thiết kế cảng – kỹ thuật biển khảo sát, lập quy hoạch.

Khu Kinh Te Vung An Ben Do An Toan Cua Cac Nha Dau Tu5

Điều đặc biệt nữa, KKT Vũng Áng là một trong 5 KKT ven biển được Chính phủ lựa chọn để tập trung đầu tư. Theo đó, đây sẽ là trung tâm công nghiệp luyện thép, công nghiệp phụ trợ, nhiệt điện và cảng biển nước sâu của khu vực miền Trung và cả nước, là 1 trong 3 đầu mối giao thương biển quốc tế của Việt Nam.

Ngoài ra, KKT Vũng Áng có quỹ đất rộng phù hợp cho xây dựng phát triển công nghiệp và đô thị; thiên nhiên còn ban tặng cho vùng đất này một địa hình đa dạng, phong phú, có điều kiện cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và đặc biệt là du lịch biển.

Khu Kinh Te Vung An Ben Do An Toan Cua Cac Nha Dau Tu6

Về các chính sách, KKT Vũng Áng được hưởng chính sách ưu đãi đối với địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo pháp luật về đầu tư. Bởi vậy, từ khi ra đời đến nay, các nhà đầu tư vào KKT Vũng Áng đã, đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, chính sách thu hút đầu tư như: tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất, nhập khẩu, hỗ trợ đào tạo nhân lực và hạ tầng kỹ thuật…

Khu Kinh Te Vung An Ben Do An Toan Cua Cac Nha Dau Tu7

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng đoàn kiểm tra thực địa nơi sẽ diễn ra lễ khởi công xây dựng Nhà máy Sản xuất Pin VinES do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư (ngày 8/12/2021).

Đặc biệt, đến đầu tư tại KKT Vũng Áng, nhà đầu tư trong và ngoài nước đều hài lòng, ghi nhận, đánh giá cao sự phối hợp, hỗ trợ tối đa của các sở, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp trên lĩnh vực cải cách hành chính, giải quyết hồ sơ, thủ tục và công tác giải phóng mặt bằng nhanh gọn.

Khu Kinh Te Vung An Ben Do An Toan Cua Cac Nha Dau Tu8

Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng. Ảnh: Đình Nhất

Nhiều dự án lớn như: Nhà máy luyện cán thép và cảng biển Sơn Dương của Tập đoàn Formosa (Đài Loan), Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhiệt điện Vũng Áng 2, Tổng kho Xăng dầu – dầu khí Vũng Áng, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn An Việt Phát… cùng các dự án khác đã được chính quyền địa phương tập trung giải phóng mặt bằng trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo cho nhà đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ.

Điển hình như dự án Formosa Hà Tĩnh với diện tích giải phóng mặt bằng hơn 2.000 ha, phải di dời 4.500 hộ dân bị ảnh hưởng, hàng chục nghìn ngôi mộ thuộc 6 xã trong KKT Vũng Áng đã được chính quyền sở tại tổ chức giải phóng mặt bằng “thần tốc” trong thời gian 10 tháng.

Khu Kinh Te Vung An Ben Do An Toan Cua Cac Nha Dau Tu9

Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh hoạt động SXKD hiệu quả, là “đầu kéo” dẫn dắt, thu hút đầu tư vào KKT Vũng Áng.

“Vũng Áng là KKT rất năng động, nhiều tiềm năng với quy hoạch bài bản, cơ sở hạ tầng hiện đại. Hệ thống cảng nước sâu là lợi thế lớn nhất của KKT khi các hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa rất thuận tiện. Đặc biệt, Hà Tĩnh luôn đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng cũng như các thủ tục hành chính… Chúng tôi tin rằng, với những lợi thế và sự nỗ lực của chính quyền, nhiều doanh nghiệp tiềm năng sẽ tiếp tục tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Hà Tĩnh” – ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh cho hay.

Khu Kinh Te Vung An Ben Do An Toan Cua Cac Nha Dau Tu10

Khu vực dự án Nhà máy Sản xuất Pin VinES của Tập đoàn Vingroup.

Một dự án lớn đã khởi công vào ngày 12/12/2021 tại KKT Vũng Áng là Nhà máy Sản xuất Pin VinES. Đây là 1 trong 4 dự án nằm trong tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô VinFast và cảng biển kết hợp logistics, du lịch nghỉ dưỡng tại KKT Vũng Áng do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư, theo kế hoạch sẽ hoàn thiện đi vào hoạt động trong giai đoạn 2021- 2025.

Đại diện Tập đoàn Vingroup cho biết, quá trình đề xuất, khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch đầu tư dự án, nhà đầu tư đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và các sở, ban, ngành liên quan. Đây là niềm tin, sức mạnh để nhà đầu tư triển khai xây dựng và đưa dự án vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.

Khu Kinh Te Vung An Ben Do An Toan Cua Cac Nha Dau Tu11

Từ những chính sách “kích cầu” hiệu quả và công tác giải phóng mặt bằng nhanh gọn, KKT Vũng Áng đã trở thành “đất lành” và hiệu quả của các nhà đầu tư.

Đến nay, KKT Vũng Áng đã thu hút 151 dự án đầu tư, gồm 94 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 59.802 tỷ đồng, 57 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 13,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho gần 20.000 lao động.

Khu Kinh Te Vung An Ben Do An Toan Cua Cac Nha Dau Tu12

Hệ thống cảng nước sâu là lợi thế lớn nhất của KKT Vũng Áng khi các hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa rất thuận tiện. Ảnh: ĐÌnh Nhất.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết: Với nhiều tiềm năng, lợi thế, Hà Tĩnh xác định phát triển KKT Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh. Ngay đầu nhiệm kỳ 2021-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển KKT Vũng Áng giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết xác định rõ quan điểm chỉ đạo: Xây dựng KKT Vũng Áng là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp với quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; phát triển KKT Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế – xã hội địa phương, phù hợp với phát triển vùng và kết nối với các trung tâm kinh tế trong khu vực; phát triển kinh tế gắn với các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng – an ninh.

Nghị quyết cũng xác định huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế; phát huy vai trò kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tăng cường thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các dự án tạo động lực phát triển vào KKT Vũng Áng.

Khu Kinh Te Vung An Ben Do An Toan Cua Cac Nha Dau Tu14

Mục tiêu tổng quát mà nghị quyết đề ra là: Xây dựng KKT Vũng Áng với các trụ cột là công nghiệp luyện kim, năng lượng, chế biến, chế tạo; trung tâm logistics và dịch vụ cảng biển; phát triển thương mại, dịch vụ, tạo nền tảng vững chắc.

Phát triển đồng bộ khu liên hợp công nghiệp luyện kim, công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo, trung tâm điện lực gắn với cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương; đảm bảo hiệu quả tổng hợp về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường; thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng bước phát triển thị xã Kỳ Anh trở thành đô thị trung tâm phía Nam; hình thành thành phố Kỳ Anh, liên kết phát triển vùng Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình.

Khu Kinh Te Vung An Ben Do An Toan Cua Cac Nha Dau Tu15

Công ty TNHH UP Hà Tĩnh tại KKT Vũng Áng đã đi vào hoạt động sản xuất ổn định 2 năm qua.

Với những tiềm năng, lợi thế cùng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư đồng bộ, KKT Vũng Áng đang dần hiện thực hóa khát vọng một KKT tầm cỡ với nhiều trụ cột về hậu thép, logistics và dịch vụ cảng biển, công nghiệp chế biến, chế tạo… góp phần từng bước đưa kinh tế Hà Tĩnh hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế.

Theo Báo Hà Tĩnh

Hoạt Động KCN

Trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics: Định hướng chiến lược của tỉnh Hậu Giang

Được phát hành

,

Hàng loạt công trình, dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia đã và đang triển khai trên địa bàn sẽ tạo thêm động lực để Hậu Giang hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hậu Giang định hướng phát triển 3 vùng sinh thái công nghiệp với nhiều cơ chế để thu hút đầu tư. Trong ảnh: Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh – giai đoạn I (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang)

Động lực phát triển

Đầu năm 2023, Bộ Giao thông – Vận tải phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang và TP. Cần Thơ tổ chức Lễ khởi công Dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Hậu Giang (thuộc Dự án Đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025), với tổng chiều dài tuyến khoảng 37,65 km. Dự kiến, vào tháng 6 tới, tuyến cao tốc An Giang – Cần Thơ – Sóc Trăng sẽ được khởi công xây dựng. Tiếp theo đó, dự án cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu cũng được triển khai đầu tư theo quy hoạch.

Khi các dự án này hoàn thành và đi vào hoạt động, Hậu Giang sẽ nằm ngay vị trí giao cắt giữa các tuyến đường cao tốc, đóng vai trò là trung tâm kết nối trục dọc và trục ngang của các tỉnh trong khu vực. Đồng thời, các dự án cao tốc đi qua địa phương sẽ tạo dư địa để tỉnh mở rộng không gian phát triển về đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, logistics, tạo động lực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Đón đầu cơ hội này, định hướng giai đoạn 2021 – 2030, Hậu Giang quy hoạch 8 khu công nghiệp, 15 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 2.800 ha, cùng với đó là các trung tâm đô thị.

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng chiến lược với tư duy đột phá theo quan điểm “Một tâm, hai tuyến, ba thành, bốn trụ, năm trọng tâm” trên 3 mặt chiến lược không gian, chiến lược kinh tế và chiến lược quản lý. Trong đó, đưa không gian phát triển ngành công nghiệp trở thành động lực chủ yếu của nền kinh tế, thực hiện phương châm “Một tâm, hai tuyến, ba thành”.

Cụ thể, phát triển huyện Châu Thành trở thành trung tâm phát triển về công nghiệp và đô thị của tỉnh trong trung và dài hạn; tập trung khai thác phát triển theo 2 tuyến động lực là cao tốc Cần Thơ – Cà Mau kết nối với TP.HCM và tuyến Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng kết nối với các tỉnh Nam sông Hậu; ưu tiên phát triển nâng tầm các trung tâm đô thị TP. Vị Thanh, TP. Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ…

Trong giai đoạn 2021 – 2025, Hậu Giang dành toàn bộ nguồn vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh để đầu tư các dự án khởi công mới thuộc lĩnh vực hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng nông nghiệp. Đặc biệt, tỉnh tập trung rà soát, triển khai một số công trình giao thông trọng điểm để tạo nền tảng, sức lan tỏa cho phát triển kinh tế – xã hội, trong đó ưu tiên các tuyến kết nối với đường cao tốc, quốc lộ, kết nối thông thương nội tỉnh, kết nối tỉnh với các địa phương trong vùng.

Bên cạnh đó, Hậu Giang sẽ từng bước đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông trọng yếu của tỉnh: mở rộng Quốc lộ 61C (tuyến nối TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang với TP. Cần Thơ); đường tỉnh 931 (đoạn từ Vĩnh Viễn đến Xẻo Vẹt); đường tỉnh 926B, tỉnh Hậu Giang kết nối với tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp, tỉnh Sóc Trăng; dự án kết nối giao thông đường thủy, đường bộ 925B và kênh Nàng Mau.

Về giao thông thủy, tỉnh sẽ cải tạo, nâng cấp các tuyến đường thủy quan trọng như: kênh Lái Hiếu, Nàng Mau, Cái Côn, Xà No và Quản lộ – Phụng Hiệp… nhằm đáp ứng nhu cầu thông thương, vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa trong và ngoài tỉnh.

Phát triển 3 vùng sinh thái công nghiệp

Công nghiệp được xác định là ngành giữ vai trò trụ cột trong tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang, được định hướng phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngân sách địa phương, tạo nguồn lực phát triển các lĩnh vực khác.

Hậu Giang ưu tiên lựa chọn thu hút đầu tư các doanh nghiệp, dự án công nghiệp có tiềm năng, đóng góp lớn vào ngân sách, doanh nghiệp sử dụng lao động trong tỉnh. Trong đó, tập trung phát triển công nghiệp chế biến (rau, củ, quả, thủy sản, lúa gạo…) gắn với vùng nguyên liệu của địa phương, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, hướng đến xuất khẩu; công nghiệp chế tạo; công nghiệp hỗ trợ; năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió, điện khí…).

Theo quy hoạch, tỉnh Hậu Giang tập trung phát triển 3 vùng sinh thái công nghiệp. Cụ thể, vùng công nghiệp thứ nhất nằm ở khu vực huyện Châu Thành, Châu Thành A. Trọng tâm của khu vực này là phát triển các lĩnh vực công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, dược, mỹ phẩm, các cụm ngành logistics, chế biến nông sản, có liên quan tới đầu vào là sản phẩm nông nghiệp quy mô vùng.

Hậu Giang cam kết mạnh mẽ, chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp.

Vùng công nghiệp thứ hai ở khu vực giao giữa hai cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, tại huyện Phụng Hiệp. Vùng công nghiệp này tận dụng thế mạnh ở điểm giao hai cao tốc, liên kết theo trục dọc sông Hậu và trục Bắc – Nam. Vùng này chú trọng phát triển các lĩnh vực công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ số, công nghệ môi trường, công nghiệp chế tạo.

Vùng công nghiệp thứ ba ở khu vực giao giữa hai cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu và cao tốc Cần Thơ – Cà Mau tại huyện Long Mỹ.

Định hướng 3 vùng công nghiệp này tập trung thành những vùng công nghiệp lớn, cấu trúc đất xây dựng công nghiệp được đan xen với những yếu tố sinh thái, cảnh quan, đô thị.

Để hiện thực hóa quy hoạch, tỉnh Hậu Giang thực hiện đồng bộ các giải pháp, như lập quy hoạch và kế hoạch chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp; ưu tiên nguồn lực thực hiện giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch; đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng khu – cụm công nghiệp; đầu tư hạ tầng giao thông cho các tuyến đường kết nối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp; ban hành cơ chế, chính sách đặc thù thu hút đầu tư, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp.

Trung tâm logistics của vùng

Nằm ở khu vực Nam sông Hậu, tiếp giáp với TP. Cần Thơ, Hậu Giang có lợi thế đặc biệt là trung tâm trung chuyển, kết nối giao thông, vận tải thủy bộ, thương mại – dịch vụ, logistics của vùng Nam sông Hậu với phần còn lại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các vùng kinh tế khác của cả nước thông qua các tuyến giao thông thủy, bộ như: sông Hậu, các tuyến quốc lộ 1, 61, 61B, 61C, Quản Lộ – Phụng Hiệp, Nam sông Hậu, tuyến giao thông Bốn Tổng – Một Ngàn, 2 tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ (cách các khu công nghiệp của tỉnh Hậu Giang khoảng 20 – 30 km).

Vị trí địa lý của Hậu Giang thuận lợi để các doanh nghiệp lựa chọn đặt các nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm, trung tâm logistics từ vùng nguyên liệu ĐBSCL. Tỉnh cũng có vị trí hấp dẫn để các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đồ uống đặt nhà máy sản xuất hoặc tổng kho phân phối phục vụ thị trường khoảng 18 triệu dân ở ĐBSCL. Ngoài ra, nằm ở vị trí trung tâm, tiếp giáp giao thông thủy, Hậu Giang là địa điểm rất thuận lợi để làm tổng kho phân phối các mặt hàng có tải trọng lớn như vật liệu xây dựng, chất đốt… Vị trí lợi thế của Hậu Giang là cơ hội để đầu tư phát triển dịch vụ logistics.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 3 trung tâm logistics đã hoàn thành và 2 dự án trung tâm logistic đang triển khai đầu tư xây dựng, gồm: Trung tâm Logistics Mekong; Khu trung tâm Logistics Hậu Giang; Khu trung tâm Logistics Nông sản xuất khẩu Hậu Giang; Dự án Tổng kho phân phối Mê Kông; Dự án Colde Store Logistics Hậu Giang.

Song song với việc đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động hệ thống các trung tâm dịch vụ logistics đang trong giai đoạn đầu tư, tỉnh tiếp tục mời gọi đầu tư trung tâm dịch vụ logistics tại các cụm công nghiệp trong tỉnh, hướng đến hình thành một hệ thống dịch vụ logistics liên thông, kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tỉnh ưu tiên thu hút các dự án phát triển dịch vụ logistics có quy mô lớn, hiện đại, có sức lan tỏa lớn đến các ngành, lĩnh vực khác, nhất là các dự án hệ thống kho lạnh, hệ thống phân phối, trung tâm logistics, cảng biển để giải quyết nút thắt quan trọng của Hậu Giang cũng như ĐBSCL.

Nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh nói chung, cũng như thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ logistics nói riêng, Hậu Giang tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hiện nghiêm quy định về thời gian giải quyết thủ tục hành chính đã được niêm yết, công bố và kịp thời hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư, để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp.

Hậu Giang cam kết mạnh mẽ, chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp. Thực hiện nhất quán tuyên ngôn “Một văn hóa, một ngôn ngữ”, Hậu Giang hành động vì chung một mục tiêu, chung một công việc, chung một hành động, vì sự phát triển của tỉnh nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; chuyển tư duy từ “quản lý hành chính” sang “phục vụ”, từ “cho phép, cấp phép” sang “được phép”, lấy doanh nghiệp, người dân là trung tâm phục vụ để hướng các cơ chế chính sách, các trải nghiệm tốt nhất tới doanh nghiệp và người dân.

Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định: “Phát triển các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng chuyên canh, kết nối với các đô thị gồm Trung tâm đầu mối tổng hợp ở TP. Cần Thơ gắn với phát triển dịch vụ logistics ở Hậu Giang”.

Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn

Đọc Tiếp Tục

Khu Kinh Tế

Quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050: Cơ hội đầu tư và phát triển

Được phát hành

,

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong (KKT Vân Phong) đến năm 2040, với tầm nhìn đến 2050. Theo quy hoạch, KKT Vân Phong sẽ bao gồm sòng bài, sân bay, khu đô thị và có diện tích khoảng 150.000 ha, trong đó phần mặt nước chiếm 80.000 ha và phần đất liền và đảo là 70.000 ha.

Với vai trò đầu tàu thu hút đầu tư, KKT Vân Phong sẽ trở thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, tạo động lực phát triển kinh tế cho cả nước và các vùng lân cận. Trọng tâm của KKT Vân Phong sẽ là kinh tế biển, cảng trung chuyển container quốc tế và dịch vụ logistics, đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, kết hợp phát triển các ngành kinh tế khác.

KKT Vân Phong hướng tới trở thành khu vực phát triển đô thị thông minh bền vững với cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại, đồng bộ và đảm bảo an ninh quốc phòng quốc gia. Không gian phát triển các khu chức năng trong KKT Vân Phong được sắp xếp theo hướng các khu du lịch, dịch vụ du lịch, với tổng diện tích đất khoảng 2.613 ha.

Các khu phát triển dịch vụ, du lịch, bao gồm du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf, casino, công viên chuyên đề, triển lãm du thuyền quốc tế và các hoạt động trải nghiệm, sẽ tập trung chủ yếu tại Hòn Lớn, bán đảo Hòn Gốm, Đại Lãnh và Dốc Lết, với tổng diện tích đất khoảng 2.613 ha.

Khu kinh tế Vân Phong (KKT Vân Phong) có kế hoạch phát triển các dịch vụ và du lịch bao gồm du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf, casino, công viên chuyên đề và triển lãm du thuyền quốc tế. Tổng diện tích đất dự kiến cho các hoạt động này là khoảng 2.613 ha, tập trung chủ yếu tại khu vực Hòn Lớn, bán đảo Hòn Gốm, Đại Lãnh (2.027 ha), khu vực Dốc Lết (200 ha) và các khu vực khác (386 ha).

Theo quy hoạch được phê duyệt, KKT Vân Phong sẽ phát triển cảng hàng không trên diện tích khoảng 500 ha tại khu vực phía bắc Vân Phong, thuộc xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh. Các khu vực phát triển sân golf dự kiến được bố trí tại đảo Hòn Lớn, khu Đầm Môn và khu vực Tuần Lễ – Hòn Ngang. Tổng diện tích đất dành cho phát triển sân golf đến năm 2030 tại Đầm Môn là 176 ha, trong khi các khu vực khác là khoảng 479 ha.

Về phát triển dân cư đô thị, dự kiến diện tích đất sẽ chiếm gần 5.400 ha, bao gồm các khu vực Đầm Môn, Cổ Mã – Tu Bông, Vạn Giã và vùng phụ cận, đông-bắc Ninh Hòa và đông-nam Ninh Hòa. Các khu vực Đầm Môn, Vĩnh Yên – Mũi Đá Son sẽ có tỷ lệ đất phát triển dân cư đô thị không quá 10% tổng diện tích đất tự nhiên khu vực bán đảo Hòn Gốm. Đồng thời, không hình thành đất đơn vị ở tại đảo Hòn Lớn, đảo Điệp Sơn và núi Khải Lương.

Những thông tin trên cho thấy tiềm năng phát triển du lịch và dịch vụ tại KKT Vân Phong đang ngày càng được khai thác, đáp ứng nhu cầu của du khách và địa phương.

Đọc Tiếp Tục

Khu Kinh Tế

Thanh Hóa đầu tư giải phóng mặt bằng khu kinh tế Nghi Sơn với hơn 11.300 tỷ đồng

Được phát hành

,

Mới đây, Tỉnh Thanh Hóa đã bắt đầu khởi động đề án giải phóng mặt bằng (GPMB) tại Khu kinh tế Nghi Sơn với tổng kinh phí hơn 11.300 tỉ đồng.

Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo thực hiện đề án GPMB

Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có quyết định số 1887 về việc thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Đề án GPMB, đầu tư xây dựng các khu tái định cư và GPMB các khu công nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn (gọi tắt là BCĐ 1887).

Sau khi có quyết định thành lập, BCĐ 1887 đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa.

Theo quyết định thành lập, BCĐ 1887 có 23 thành viên, do ông Đỗ Trọng Hưng làm trưởng ban. Các ông Nguyễn Văn Thi, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, và ông Nguyễn Tiến Hiệu, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa làm Phó ban.

Để thực hiện hiệu quả đề án, ông Đỗ Trọng Hưng đã yêu cầu các đơn vị, thành viên khi tiến hành xây dựng quy chế làm việc, thì việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phải cụ thể, rõ người, rõ việc, trên cơ sở chức trách nhiệm vụ của từng thành viên, đảm bảo không làm thay việc người khác nhưng cũng không bỏ sót việc thuộc phạm vi chức trách được giao.

Khu Kinh Tế Nghi Sơn Thanh Hóa
Khu kinh tế Nghi Sơn – Thanh Hóa đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng.

Hơn 11.300 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng trên 1500 ha

Để thực hiện được dự án thì phải có mặt bằng, phải giải phóng được mặt bằng. Xác định nhiệm vụ GPMB là vấn đề khó khăn nhất, và là nhu cầu rất lớn ở Khu kinh tế Nghi Sơn, nên tháng 12.2022, HĐND tỉnh Thanh Hóa thông qua Đề án GPMB, đầu tư xây dựng các khu tái định cư và GPMB các khu công nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn. Đề án thực hiện trong giai đoạn 2023 – 2027, với tổng mức tiền sử dụng để thực hiện đề án là hơn 11.300 tỉ đồng.

Theo đó, đề án sẽ thực hiện GPMB, đầu tư xây dựng các khu tái định cư và GPMB các khu công nghiệp số 6, số 20, và số 21 nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn. Tổng diện tích cần GPMB là hơn 1.500 ha.

Trong đó, khu công nghiệp số 21 sẽ cần 1.121 tỉ đồng để GPMB khoảng 395 ha lấy đất thực hiện các dự án. Đồng thời GPMB lấy đất để xây dựng các khu tái định cư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư.

Đối với khu công nghiệp số 6, cần khoảng 7.254 tỉ đồng để GPMB 549 ha đất thực hiện dự án; và GPMB, đầu tư các khu tái định cư, hạ tầng kỹ thuật cho các khu tái định cư.

Còn khu công nghiệp số 20 sẽ cần khoảng 2.997 tỉ đồng để GPMB 604 ha đất thực hiện các dự án; và xây dựng các khu tái định cư.

Tỉnh Thanh Hóa xác định việc thực hiện thành công đề án GPMB trên sẽ từng bước xây dựng, phát triển KKT Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm công nghiệp – đô thị và du lịch ven biển trọng điểm của cả nước, với các tổ hợp công nghiệp mũi nhọn là: lọc hóa dầu, nhiệt điện, luyện cán thép, xi măng, chế biến hàng xuất khẩu.

Theo Báo Thanh Niên

Đọc Tiếp Tục

Xu hướng