Kết nối với chúng tôi

Hoạt Động KCN

Của để dành của doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp

Được phát hành

,

Lượng tiền dồi dào “ẩn mình” trong khoản doanh thu chưa thực hiện, chưa phải ghi nhận vào doanh thu là lợi thế rất lớn của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp.


Của để dành ẩn trong nợ phải trả

Nếu như với doanh nghiệp bất động sản, “của để dành” thường được ghi nhận tại mục “người mua trả tiền trước ngắn hạn”, thì đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khu công nghiệp, “của để dành” lại “ẩn mình” ở mục “doanh thu chưa thực hiện dài hạn” và được trình bày là khoản nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán.

Nhìn vào báo cáo tài chính quý IV/2021 của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp, Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VGR (mã SIP – UPCoM) được coi là “quán quân” trong nhóm này với khoản mục “doanh thu chưa thực hiện dài hạn” lớn nhất, đạt 10.173 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn có 1.311 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, vốn chủ sở hữu đạt 3.294 tỷ đồng.

Không thua kém nhiều so với VGR là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã GVR – HoSE). Theo báo cáo tài chính hợp nhất, tại thời điểm cuối năm 2021, Tập đoàn có 8.782 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện dài hạn. Với quy mô vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng, Tập đoàn đang có 4.544 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và 4.131 tỷ đồng ghi nhận tại quỹ đầu tư phát triển.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam từng là cổ đông lớn của VGR trước khi bán hơn 9,3 triệu cổ phiếu SIP vào cuối năm 2020 để giảm sở hữu về 1,4 triệu cổ phiếu, tương ứng 1,76% vốn của VGR.

Một ông lớn trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp phía Bắc là Tổng công ty Viglacera – CTCP (mã VGC – HoSE) cũng đang có khoản “để dành” tương đối lớn. Kết thúc năm 2021, Viglacera có 2.738 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện dài hạn, giảm nhẹ 2% so với đầu năm. Với lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ năm 2021 đạt kỷ lục 1.228 tỷ đồng, Viglacera đang có 1.414 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Trong khi đó, doanh nghiệp thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong năm qua với các đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn và phát hành trái phiếu thành công, cùng giá trị cổ phiếu tăng mạnh là Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (mã KBC – HoSE) có khoản “của để dành” khá khiêm tốn. Tại thời điểm ngày 31/12/2021, công ty này chỉ có 4,5 tỷ đồng ghi nhận tại mục “doanh thu chưa thực hiện dài hạn”. Tuy nhiên, Kinh Bắc đang có 5.100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, xấp xỉ với vốn điều lệ 5.757 tỷ đồng.

Nhiều tiền… để làm gì?

Với lượng tiền mặt “dư thừa” và nhàn rỗi, không ít doanh nghiệp kể trên đã đem tiền đi đầu tư vào khá nhiều kênh.

Cụ thể, VGR đang có 3.367 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn. Đáng chú ý, Công ty còn có danh mục đầu tư chứng khoán hơn 441 tỷ đồng và tạm lãi lớn khi giá trị thị trường tại thời điểm cuối năm 2021 của khoản đầu tư này lên tới 677 tỷ đồng.

Các cổ phiếu mà VGR đang nắm giữ là GVR (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, giá gốc 50 tỷ đồng, nhưng giá thị trường vượt 172 tỷ đồng), CSM (Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam, giá gốc 137 tỷ đồng, giá thị trường 175 tỷ đồng), TRC (Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh, giá gốc 171 tỷ đồng, giá thị trường đạt 249 tỷ đồng)…

Ngoài ra, VGR  cũng có 765 tỷ đồng đầu tư vào công ty kinh doanh liên kết là Công ty cổ phần Khoáng sản Fico Tây Ninh và Công ty Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (730 tỷ đồng).

“Hoàng tráng” hơn VGR, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đang có 10.339 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn. Tập đoàn cũng đang đầu tư tài chính vào nhiều công ty với giá gốc là 354 tỷ đồng, giá trị hợp lý lên tới 1.234 tỷ đồng, chủ yếu là nhờ khoản đầu tư vào VGR có giá gốc chỉ 91 tỷ đồng, nhưng giá trị hợp lý lên tới 977 tỷ đồng.

Trong khi đó, Viglacera không có quá nhiều tiền như 2 doanh nghiệp trên. Báo cáo tài chính của Tổng công ty cho thấy, tại thời điểm cuối năm, Viglacera có 197 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn ngắn và gần 630 tỷ đồng đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết… Trong đó, khoản đầu tư lớn nhất là vào Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam (VFG) với giá trị tại ngày 31/12/2021 là 375 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các khoản đầu tư dài hạn của Viglacera còn thể hiện tại mục “xây dựng cơ bản dở dang”, tăng 31%, lên 5.121 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Các số liệu cho thấy, trong năm qua, Viglacera đã đầu tư mới Khu công nghiệp Thuận Thành giai đoạn I, Dự án nâng cấp dây chuyền I Nhà máy Viglacera Tiên Sơn, tăng đầu tư vào Khu công nghiệp Yên Phong II C, Khu công nghiệp Yên Mỹ… Tuy nhiên, nợ vay tài chính dài hạn của Viglacera cũng tăng thêm hơn 1.200 tỷ đồng so với đầu năm.

Thực chất, khoản doanh thu chưa thực hiện là tiền nhận trước của khách hàng thuê đất khu công nghiệp. Các chủ đầu tư khi thuê đất, cơ sở hạ tầng để thiết lập nhà máy, cơ sở sản xuất – kinh doanh thường cần sự ổn định, nên đã thanh toán trước gần như toàn bộ tiền thuê đất. Do vậy, các khoản doanh thu chưa thực hiện này hầu như chắc chắn được ghi nhận vào doanh thu khi đến kỳ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp có thể hạch toán một lần toàn bộ doanh thu vào năm bàn giao đất, khiến doanh thu, lợi nhuận có sự đột biến. Tuy nhiên, để được hạch toán một lần lại đi kèm với một số điều kiện, nên các doanh nghiệp chủ yếu vẫn ghi nhận theo cách trên.

Hoạt Động KCN

Phê duyệt đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN 1.256 tỷ đồng tại Bắc Giang

Được phát hành

,

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh – Bắc Lý – Hương Lâm giai đoạn 1, tỉnh Bắc Giang.

Cụ thể, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh – Bắc Lý – Hương Lâm giai đoạn 1, tỉnh Bắc Giang. Nhà đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng Hightech.

Quy mô diện tích của dự án là 105,5ha. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Châu Minh, Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm (Ảnh: Chinhphu.vn).

Vốn đầu tư của dự án 1.256,1 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 190,3 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh quy định cụ thể tiến độ thực hiện dự án tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không quá 18 tháng kể từ ngày được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

UBND tỉnh Bắc Giang được giao tổ chức lập, phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Châu Minh – Bắc Lý – Hương Lâm và các quy hoạch phân khu có liên quan theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đơn vị giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án; ưu tiên thu hút các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, ít sử dụng lao động và tài nguyên; đảm bảo khoảng cách an toàn giữa khu công nghiệp với khu vực xung quanh, xây dựng các phương án quan trắc để giám sát hoạt động xả thải tại khu công nghiệp.

Đọc Tiếp Tục

Hoạt Động KCN

7 khu công nghiệp tại Bà Rịa – Vũng Tàu “lọt tầm ngắm” của một doanh nghiệp địa ốc

Được phát hành

,

Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn DK (thành viên của TTVN Group) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xin nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo thông tin mới nhất, ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cùng các đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam (TTVN Group) đã được thành lập từ năm 2012, hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực cốt lõi là năng lượng và bất động sản.

Trong quá trình đề xuất đầu tư cho dự án khu công nghiệp trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu, TTVN Group đã thể hiện sự quan tâm và tìm hiểu kỹ lưỡng về thông tin liên quan đến 7 dự án trong danh sách các dự án dự kiến kêu gọi đầu tư giai đoạn 2024 – 2030 của tỉnh, bao gồm: KCN Phú Mỹ; KCN Bắc Châu Đức 1; KCN Bắc Châu Đức 2; KCN Bắc Châu Đức 3; KCN Bắc Châu Đức 4; KCN Bắc Châu Đức 5; KCN Nam Châu Đức.

Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu rất hoan nghênh sự quan tâm và lựa chọn của TTVN Group đối với tỉnh, và mong muốn hợp tác cùng nhau trong các dự án đầu tư tại địa phương.

Đồng thời, Ban Quản lý các khu công nghiệp đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn Công ty Cổ phần Tập đoàn DK tiếp cận thông tin về 7 dự án trong danh sách dự án dự kiến kêu gọi đầu tư của tỉnh. Họ cũng thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định.

Theo Quy hoạch phát triển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu của tỉnh là phát triển toàn diện, trở thành một trong những trung tâm phát triển quan trọng của vùng Đông Nam Bộ và trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia.

Trong lĩnh vực bất động sản, TTVN Group giới thiệu 14 dự án đầu tư, bao gồm Khu đô thị mới Xuân An tại Hà Tĩnh và Khu nhà ở nông thôn kết hợp thương mại dịch vụ Nghĩa An tại Quảng Ngãi, đã hoàn thành giai đoạn 1. Ngoài ra, TTVN Group còn triển khai các dự án khác như Khu du lịch Bắc Kạn, Khu nhà ở Trường Thành tại Hưng Yên, Khu đô thị Tam Lạc và Khu đô thị kết hợp Trung tâm thương mại tại Thái Bình…

Đọc Tiếp Tục

Hoạt Động KCN

Becamex IDC lãi quý 1/2024 tăng 60%, đồng thời có hơn 600 hecta đất sẵn sàng cho thuê.

Được phát hành

,

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC, mã cổ phiếu BCM) đã thông báo rằng lãi ròng của họ trong quý 1/2024 đã tăng đến 60% so với cùng kỳ. Điều đáng chú ý là Becamex IDC vẫn có hơn 600 hecta đất sẵn sàng cho thuê.

Becamex IDC hiện là nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Bình Dương.

Becamex IDC hiện là nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Bình Dương.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024 mới được công bố, Becamex IDC ghi nhận doanh thu thuần đạt 812 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mảng kinh doanh bất động sản đã đóng góp tới 450 tỷ đồng vào tổng doanh thu.

Giá vốn hàng bán của nhà phát triển khu công nghiệp này giảm mạnh 38%, giúp biên lãi gộp của Becamex IDC trong quý 1/2024 đạt tới 71%, so với mức 51% của cùng kỳ năm 2023.

Sau khi trừ đi các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh, Becamex IDC báo lãi sau thuế 119 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, dòng tiền kinh doanh của công ty này cũng được cải thiện mạnh mẽ, đạt mức dương 876 tỷ đồng trong quý 1/2024, so với mức âm 1.238 tỷ đồng của quý 1/2023.

Danh sách các khu công nghiệp hiện do Becamex IDC trực tiếp quản lý, vận hành. (Nguồn: Becamex IDC)

Danh sách các khu công nghiệp hiện do Becamex IDC trực tiếp quản lý, vận hành. (Nguồn: Becamex IDC)

Theo báo cáo thường niên năm 2023, Becamex IDC đang trực tiếp quản lý 06 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 3.577 hecta. Do đó, Becamex IDC là doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp hàng đầu tại Bình Dương với hơn 30% thị phần cấp tỉnh và chiếm khoảng 3,6% thị phần trên toàn quốc.

Ngoài ra, Becamex IDC cũng tham gia liên doanh với một doanh nghiệp Singapore để thành lập Công ty Liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP, với Becamex IDC sở hữu 49% vốn). VSIP là một trong những nhà phát triển khu công nghiệp và đô thị tích hợp hàng đầu tại Việt Nam, bao gồm 12 dự án trên toàn quốc với tổng diện tích hơn 10.000 hecta.

Đối với các dự án khu công nghiệp mà Becamex IDC trực tiếp quản lý, tỷ lệ lấp đầy trung bình đã đạt trên 80%. Trong đó, Khu công nghiệp Mỹ Phước 2 có tỷ lệ lấp đầy lên đến 96%. Ước tính sơ bộ cho thấy Becamex IDC hiện còn khoảng 628 hecta đất khu công nghiệp sẵn sàng cho thuê.

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu BCM của Becamex IDC từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu BCM của Becamex IDC từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Becamex IDC đã công bố rằng, để tạo ra quỹ đất khu công nghiệp cho thuê trong giai đoạn tiếp theo, Tổng công ty đang tập trung đầu tư vào dự án Khu công nghiệp Cây Trường, tỉnh Bình Dương. Dự án này có diện tích quy hoạch lên đến 700 hecta, với vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, đã được chính phủ chấp thuận làm dự án chiến lược.

Trong thời gian từ năm 2024 đến 2025, bên cạnh việc cho thuê các diện tích còn lại, Tổng công ty sẽ tập trung thu hút các tập đoàn lớn vào Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng (với diện tích kinh doanh còn lại gần 400 hecta), nằm sát bên Khu công nghiệp Bàu Bàng hiện hữu, có kết nối giao thông thuận lợi.

Với nhu cầu thuê đất khu công nghiệp hàng năm từ 100 hecta, quỹ đất còn lại tại Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng đủ để khai thác kinh doanh đến hết năm 2024, theo thông tin từ Becamex IDC.

Đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Becamex IDC đã đạt 54.069 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với đầu năm nay. Trong đó, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất với mức 20.348 tỷ đồng, tiếp theo là đầu tư tài chính dài hạn với khoảng 18.265 tỷ đồng.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của Becamex IDC đạt khoảng 34.543 tỷ đồng đến ngày 31/3/2024, tăng gần 2% so với đầu năm. Trong số này, nợ vay chiếm hơn 60% tổng dư nợ, đạt 21.000 tỷ đồng.

Đọc Tiếp Tục

Xu hướng