Kết nối với chúng tôi

Khu Kinh Tế

Khu kinh tế Dung Quất: ‘Dẫn đường’ phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ngãi

Được phát hành

,

Trải qua 26 năm hình thành, Khu kinh tế Dung Quất đã có sự phát triển vượt bật, từng bước trở thành hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị – công nghiệp – dịch vụ, là động lực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

2 Ngay 29 7 1995 Ttg Vo Van Kiet Ve Tham Tinh Quang Ngai Ttg Xem Quy Hoach Tong The Xay Dung Kcn Loc Hoa Dau Va Cum Cang Dung Quat Anh Nguyen Dang Lam 1671331392
Ngày 29/7/1995 Thủ tướng Võ Văn Kiệt về thăm tỉnh Quảng Ngãi, đi thị sát, xem quy hoạch tổng thể xây dựng KCN lọc hóa dầu và cụm cảng Dung Quất. Ảnh Nguyễn Đăng Lâm.

Từ chủ trương đúng, hợp lòng dân…

Từ giữa thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế do bao vây cấm vận, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (Tháng 12/1986) – Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới, xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp tồn tại ở Việt Nam trong nhiều năm, Đảng ta hoạch định đường lối, chính sách cho thời kỳ đổi mới, khôi phục và phát triển sau chiến tranh. Năng lượng là mạch máu để phát triển kinh tế, Đảng, Chính phủ rất quyết liệt trong việc tự chủ nguồn năng lượng, cụ thể là xây dựng NMLD đầu tiên của đất nước.

Tháng 7 năm 1989 tỉnh Quảng Ngãi được tái lập. Thời điểm này, Quảng Ngãi là một tỉnh thuần nông, một trong những tỉnh nghèo của cả nước, hàng năm tỉnh thường bị thiên tai do bão lụt; cơ sở hạ tầng thấp kém; nguồn ngân sách hạn hẹp và mất cân đối, việc đầu tư phát triển còn hạn chế; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhưng nhờ thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Quảng Ngãi một vùng đất phù hợp xây dựng nhà máy lọc dầu, xây dựng khu công nghiệp, cảng nước sâu. Với tầm nhìn nhằm vực dậy cho các tỉnh miền Trung nói chung, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng là vùng đất nghèo nhưng rất kiên cường, bất khuất, một lòng một dạ với cách mạng, đặc biệt là trong ciộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã lập bao chiến công hiển hách. Vùng đất và con người nơi đây xứng đáng được Đảng, Nhà nước đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển cũng như tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống… như ý kiến của Thủ tướng Võ Văn Kiệt có lần đã phát biểu trong chuyến về thăm Quảng Ngãi, chính vì thế NMLD đầu tiên của đất nước đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt chọn xây dựng ở Khu công nghiệp Dung Quất – nay là Khu kinh tế (KKT) Dung Quất.

Trung tâm NMLD Dung Quất. Ảnh Nguyễn Đăng Lâm

Ngày 09/11/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 658/QĐ-TTg về địa điểm xậy dựng NMLD số 1 tại Dung Quất và quy hoạch KKT trọng điểm miền Trung; Ngày 11/4/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 207/TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch chung KCN Dung Quất”; Đầu tháng 12/1997 Quốc hội khóa X ban hành Nghị quyết số 07/1997-QH quyết định xây dựng NMLD số 1 Dung Quất; Ngày 14/6/2005, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 44/2005/QH11 Về việc tập trung chỉ đạo xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất với yêu cầu bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả tổng hợp của dự án. Khi Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã chính thức quyết định, Nghị quyết cho xây dựng NMLD Dung Quất đã thể hiện rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đây là những Quyết định, Nghị quyết đúng, hợp lòng dân!. Niềm hy vọng về một sự thay đổi của tỉnh Quảng Ngãi, niềm hy vọng, niềm vui ấy được lan tỏa đến tất cả cán bộ và người dân trong tỉnh, hàng nghìn gia đình nằm trong vùng dự án đã được di dời đến nơi ở mới để xây dựng NMLD Dung Quất và các công trình của dự án; Từ dự án MNLD đã mở ra bước ngoặc mới trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh Quảng Ngãi và miền Trung. Chính vì thế NMLD Dung Quất được xem là “Trái tim” của KKT Dung Quất và là “thỏi nam châm” thu hút đầu tư hàng trăm dự án vào KKT Dung Quất và các KCN của tỉnh, chính vì vậy tạo nên sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Quảng Ngãi từ một tỉnh thuần nông sang một tỉnh phát triển công nghiệp.

3 Ha Thuy Tau 104000 Tan Tai Nha May Dong Tau Kkt Dung Quat Anh Nguyen Dang Lam 1671331393
Hạ thủy tàu 104.000 tấn tại Nhà máy đóng tàu-KKT Dung Quất. Ảnh Nguyễn Đăng Lâm

… Đến hình thành và phát triển kinh tế của tỉnh 

Ngày 08/01/1998, lễ khởi công xây dựng NMLD Dung Quất được diễn ra với sự hân hoan của cán bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, sau khi khởi công xây dựng lại gặp cuộc đại khủng hoảng kinh tế tại châu Á và nhiều lý do khác, phải đến ngày ngày 22/02/2009, NMLD Dung Quất đã cho ra dòng sản phẩm thương mại đầu tiên trước sự chứng kiến của các đồng chí lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu một mốc lịch sử của ngành Dầu khí Việt Nam, từ thời điểm này Việt Nam đã chính thức ghi tên trên bản đồ các nước chế biến dầu mỏ của thế giới và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã hoàn chỉnh, đồng bộ các lĩnh vực sản xuất chính từ khâu thăm dò đến khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp khí, công nghiệp điện… NMLD Dung Quất, giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam, đồng thời là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Và từ đây, kinh tế tỉnh Quảng Ngãi có bước phát triển mới.

Năm 1996, xác định được NMLD Dung Quất sẽ là “thỏi nam châm” thu hút đầu tư vào công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Khu công nghiệp Dung Quất; Giai đoạn từ năm 1996-2001 là thời gian khởi động của KCN Dung Quất, qua đó đã cho thấy những thành tựu bước đầu của KCN này như đã thu hút được một số dự án có quy mô lớn của các ngành kinh tế mũi nhọn: Dầu khí, vật liệu xây dựng… Quan trọng hơn đó là những lợi thế của KCN Dung Quất có hệ thống cơ sở hạ tầng vào loại hiện đại so với các KCN khác, áp dụng những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, đã thu hút hàng chục dự án đầu tư ngày càng phát triển, công nghiệp đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2001-2005, đây là giai đoạn mà KCN Dung Quất có bước đột phá về thu hút đầu tư.

Ngày 20/01/2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 với tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch là 45.332 ha, trong đó phần diện tích KKT hiện hữu là 10.300 ha, phần diện tích mở rộng khoảng 24.280 ha và khoảng 10.752 ha diện tích mặt biển. Quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất sẽ trở thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng với các ngành chủ đạo: Luyện cán thép, đóng tàu biển và các ngành công nghiệp khác gắn với việc khai thác cụm cảng nước sâu Dung Quất và sân bay Chu Lai (Quảng Nam) cách trung tâm KKT Dung Quất gần 10 km.

Khu Kinh Te Dung Quat Dan Duong Phat Trien Kinh Te Tinh Quang Ngai1

Doosan vina xuất khẩu cẩu trục sang Ấn Độ. Ảnh Nguyễn Đăng Lâm.

Với hệ thống hạ tầng đã được đầu tư cơ bản, gồm: Các tuyến giao thông trục chính trong đô thị Vạn Tường và các khu công nghiệp; hệ thống cảng biển (3 cảng tổng hợp, 4 cảng chuyên dùng); hệ thống thoát nước mưa và thu gom xử lý nước thải; khu xử lý chất thải rắn; hệ thống cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, phòng cháy chữa cháy; trường cao đẳng kỹ nghệ; bệnh viện; trung tâm truyền hình, văn hoá, thể thao, lâm viên Vạn Tường và các khu tái định cư,… tương đối hoàn chỉnh.

Khu Kinh Te Dung Quat Dan Duong Phat Trien Kinh Te Tinh Quang Ngai2

Chuyển tải sản phẩm thép cuộn tại Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất. Ảnh Nguyễn Đăng Lâm.

Đầu tháng 10/2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1915/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp (BQL) Quảng Ngãi. Theo Quyết định, BQL được thành lập trên cơ sở hợp nhất BQL KKT Dung Quất đã được thành lập theo Quyết định số 72/2005/QĐ-TTg ngày 5/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ và BQL các KCN Quảng Ngãi được thành lập theo Quyết định số 830/TTg ngày 7/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ. BQL là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với KKT Dung Quất và các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong KKT Dung Quất và các KCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Đến cuối tháng 10/2022, toàn tỉnh có 658 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực, với tổng vốn hơn 367 nghìn tỷ đồng (tương đương 15,6 tỷ USD); trong đó có 380 dự án đã đi vào hoạt động, 268 dự án đang triển khai và 10 dự án đang tạm dừng. Riêng đối với dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đến nay toàn tỉnh có 63 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư 1,878 tỷ USD, hiện có 47 dự án đã đi vào hoạt động.

Khu Kinh Te Dung Quat Dan Duong Phat Trien Kinh Te Tinh Quang Ngai3

Xuất, nhập khẩu qua cụm cảng chuyên dụng Dung Quất. Ảnh Nguyễn Đăng Lâm.

Đến nay KKT Dung Quất đã thu hút được 85 doanh nghiệp với 10,3 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư; nguồn vốn đã thực hiện đạt hơn 6 tỷ USD. Trong đó, những dự án lớn đang hoạt động hiệu quả cao như: NMLD Dung Quất công suất 6,5 triệu tấn, tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD; Công ty công nghiệp nặng Doosan Việt Nam qua hơn 10 năm hoạt động đã sản xuất nhiểu sản phẩm thiết bị nặng xuất khẩu hơn 10 nước trên thế giới thu về gần 2,5 tỷ USD; Dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất tại KKT Dung Quất với công suất 04 triệu tấn/năm đã đi vào hoạt động. Hiện nay Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đang xin tỉnh cấp giấy phép đầu tư Dự án Khu liên hiệp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 với quy mô 5,6 triệu tấn sản phẩm/năm (4,6 triệu tấn thép dẹt và 01 triệu tấn thép thanh, dây chất lượng cao) với tổng số vốn đầu tư hơn 62.000 tỷ đồng. Sự hình thành và phát triển 2 Dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh. 2 Dự án này không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, đóng góp lớn vào nguồn thu của tỉnh, giúp nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Ngoài ra, Quảng Ngãi còn có các KCN VSIP, Tịnh Phong, Quảng Phú, Phổ Phong với tổng diện tích trên 540ha. Các Khu công nghiệp Quảng Ngãi đã thu hút được 99 dự án đầu tư với vốn đăng ký trên 6.877 tỷ đồng.

Khu Kinh Te Dung Quat Dan Duong Phat Trien Kinh Te Tinh Quang Ngai4

Trung tâm Khu công nghiệp- dịch vụ- đô thị VSIP Quảng Ngãi tại xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh. Ảnh Nguyễn Đăng Lâm.

Tính đến cuối năm 2022, riêng KCN VSIP Quảng Ngãi đóng tại xã Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh), với diện tích đầu tư phát triển hạ tầng 478ha, đã thu hút được 33 nhà đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 995,7 triệu USD. Hầu hết các dự án đầu tư thứ cấp vào KCN VSIP Quảng Ngãi là nhà đầu tư FDI, đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Bỉ, Mỹ, Philippines, Hồng Kông… Trong đó, có 22 nhà đầu tư đã có dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong và ngoài tỉnhtạo ra các sản phẩm mới như: giày da các loại, vải, sợi bông, túi xách, đồ gỗ nội ngoại thất… Dự kiến sau khi 33 nhà đầu tư đã được cấp giấy phép đầu tư vào VSIP Quảng Ngãi đi vào hoạt động, sẽ tạo ra trên 53 nghìn việc làm cho lao động địa phương.

Vượt lên những khó khăn, thách thức, đến nay KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi đạt được kết quả khả quan, khẳng định vai trò hạt nhân tăng trưởng đối với nền kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ngãi khi đóng góp khoảng 90% sản lượng công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và nguồn thu ngân sách của tỉnh. Đặc biệt, sau 26 năm hình thành, KKT Dung Quất đã có bước phát triển vượt bậc, được đánh giá là một trong những KKT tiên phong và thành công của cả nước, là trung tâm sản xuất công nghiệp nặng gắn với cảng nước sâu cho tàu đến 200.000 DWT; Đây chính là động lực để KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi từng bước trở thành là hạt nhân tăng trưởng, là trung tâm đô thị – công nghiệp – dịch vụ, là động lực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Theo Văn hóa và Phát triển

Link gốc: https://vanhoavaphattrien.vn/khu-kinh-te-dung-quat-tien-phong-va-thanh-cong-a16915.html

Hoạt Động KCN

Trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics: Định hướng chiến lược của tỉnh Hậu Giang

Được phát hành

,

Hàng loạt công trình, dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia đã và đang triển khai trên địa bàn sẽ tạo thêm động lực để Hậu Giang hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hậu Giang định hướng phát triển 3 vùng sinh thái công nghiệp với nhiều cơ chế để thu hút đầu tư. Trong ảnh: Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh – giai đoạn I (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang)

Động lực phát triển

Đầu năm 2023, Bộ Giao thông – Vận tải phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang và TP. Cần Thơ tổ chức Lễ khởi công Dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Hậu Giang (thuộc Dự án Đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025), với tổng chiều dài tuyến khoảng 37,65 km. Dự kiến, vào tháng 6 tới, tuyến cao tốc An Giang – Cần Thơ – Sóc Trăng sẽ được khởi công xây dựng. Tiếp theo đó, dự án cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu cũng được triển khai đầu tư theo quy hoạch.

Khi các dự án này hoàn thành và đi vào hoạt động, Hậu Giang sẽ nằm ngay vị trí giao cắt giữa các tuyến đường cao tốc, đóng vai trò là trung tâm kết nối trục dọc và trục ngang của các tỉnh trong khu vực. Đồng thời, các dự án cao tốc đi qua địa phương sẽ tạo dư địa để tỉnh mở rộng không gian phát triển về đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, logistics, tạo động lực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Đón đầu cơ hội này, định hướng giai đoạn 2021 – 2030, Hậu Giang quy hoạch 8 khu công nghiệp, 15 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 2.800 ha, cùng với đó là các trung tâm đô thị.

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng chiến lược với tư duy đột phá theo quan điểm “Một tâm, hai tuyến, ba thành, bốn trụ, năm trọng tâm” trên 3 mặt chiến lược không gian, chiến lược kinh tế và chiến lược quản lý. Trong đó, đưa không gian phát triển ngành công nghiệp trở thành động lực chủ yếu của nền kinh tế, thực hiện phương châm “Một tâm, hai tuyến, ba thành”.

Cụ thể, phát triển huyện Châu Thành trở thành trung tâm phát triển về công nghiệp và đô thị của tỉnh trong trung và dài hạn; tập trung khai thác phát triển theo 2 tuyến động lực là cao tốc Cần Thơ – Cà Mau kết nối với TP.HCM và tuyến Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng kết nối với các tỉnh Nam sông Hậu; ưu tiên phát triển nâng tầm các trung tâm đô thị TP. Vị Thanh, TP. Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ…

Trong giai đoạn 2021 – 2025, Hậu Giang dành toàn bộ nguồn vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh để đầu tư các dự án khởi công mới thuộc lĩnh vực hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng nông nghiệp. Đặc biệt, tỉnh tập trung rà soát, triển khai một số công trình giao thông trọng điểm để tạo nền tảng, sức lan tỏa cho phát triển kinh tế – xã hội, trong đó ưu tiên các tuyến kết nối với đường cao tốc, quốc lộ, kết nối thông thương nội tỉnh, kết nối tỉnh với các địa phương trong vùng.

Bên cạnh đó, Hậu Giang sẽ từng bước đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông trọng yếu của tỉnh: mở rộng Quốc lộ 61C (tuyến nối TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang với TP. Cần Thơ); đường tỉnh 931 (đoạn từ Vĩnh Viễn đến Xẻo Vẹt); đường tỉnh 926B, tỉnh Hậu Giang kết nối với tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp, tỉnh Sóc Trăng; dự án kết nối giao thông đường thủy, đường bộ 925B và kênh Nàng Mau.

Về giao thông thủy, tỉnh sẽ cải tạo, nâng cấp các tuyến đường thủy quan trọng như: kênh Lái Hiếu, Nàng Mau, Cái Côn, Xà No và Quản lộ – Phụng Hiệp… nhằm đáp ứng nhu cầu thông thương, vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa trong và ngoài tỉnh.

Phát triển 3 vùng sinh thái công nghiệp

Công nghiệp được xác định là ngành giữ vai trò trụ cột trong tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang, được định hướng phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngân sách địa phương, tạo nguồn lực phát triển các lĩnh vực khác.

Hậu Giang ưu tiên lựa chọn thu hút đầu tư các doanh nghiệp, dự án công nghiệp có tiềm năng, đóng góp lớn vào ngân sách, doanh nghiệp sử dụng lao động trong tỉnh. Trong đó, tập trung phát triển công nghiệp chế biến (rau, củ, quả, thủy sản, lúa gạo…) gắn với vùng nguyên liệu của địa phương, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, hướng đến xuất khẩu; công nghiệp chế tạo; công nghiệp hỗ trợ; năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió, điện khí…).

Theo quy hoạch, tỉnh Hậu Giang tập trung phát triển 3 vùng sinh thái công nghiệp. Cụ thể, vùng công nghiệp thứ nhất nằm ở khu vực huyện Châu Thành, Châu Thành A. Trọng tâm của khu vực này là phát triển các lĩnh vực công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, dược, mỹ phẩm, các cụm ngành logistics, chế biến nông sản, có liên quan tới đầu vào là sản phẩm nông nghiệp quy mô vùng.

Hậu Giang cam kết mạnh mẽ, chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp.

Vùng công nghiệp thứ hai ở khu vực giao giữa hai cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, tại huyện Phụng Hiệp. Vùng công nghiệp này tận dụng thế mạnh ở điểm giao hai cao tốc, liên kết theo trục dọc sông Hậu và trục Bắc – Nam. Vùng này chú trọng phát triển các lĩnh vực công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ số, công nghệ môi trường, công nghiệp chế tạo.

Vùng công nghiệp thứ ba ở khu vực giao giữa hai cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu và cao tốc Cần Thơ – Cà Mau tại huyện Long Mỹ.

Định hướng 3 vùng công nghiệp này tập trung thành những vùng công nghiệp lớn, cấu trúc đất xây dựng công nghiệp được đan xen với những yếu tố sinh thái, cảnh quan, đô thị.

Để hiện thực hóa quy hoạch, tỉnh Hậu Giang thực hiện đồng bộ các giải pháp, như lập quy hoạch và kế hoạch chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp; ưu tiên nguồn lực thực hiện giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch; đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng khu – cụm công nghiệp; đầu tư hạ tầng giao thông cho các tuyến đường kết nối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp; ban hành cơ chế, chính sách đặc thù thu hút đầu tư, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp.

Trung tâm logistics của vùng

Nằm ở khu vực Nam sông Hậu, tiếp giáp với TP. Cần Thơ, Hậu Giang có lợi thế đặc biệt là trung tâm trung chuyển, kết nối giao thông, vận tải thủy bộ, thương mại – dịch vụ, logistics của vùng Nam sông Hậu với phần còn lại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các vùng kinh tế khác của cả nước thông qua các tuyến giao thông thủy, bộ như: sông Hậu, các tuyến quốc lộ 1, 61, 61B, 61C, Quản Lộ – Phụng Hiệp, Nam sông Hậu, tuyến giao thông Bốn Tổng – Một Ngàn, 2 tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ (cách các khu công nghiệp của tỉnh Hậu Giang khoảng 20 – 30 km).

Vị trí địa lý của Hậu Giang thuận lợi để các doanh nghiệp lựa chọn đặt các nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm, trung tâm logistics từ vùng nguyên liệu ĐBSCL. Tỉnh cũng có vị trí hấp dẫn để các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đồ uống đặt nhà máy sản xuất hoặc tổng kho phân phối phục vụ thị trường khoảng 18 triệu dân ở ĐBSCL. Ngoài ra, nằm ở vị trí trung tâm, tiếp giáp giao thông thủy, Hậu Giang là địa điểm rất thuận lợi để làm tổng kho phân phối các mặt hàng có tải trọng lớn như vật liệu xây dựng, chất đốt… Vị trí lợi thế của Hậu Giang là cơ hội để đầu tư phát triển dịch vụ logistics.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 3 trung tâm logistics đã hoàn thành và 2 dự án trung tâm logistic đang triển khai đầu tư xây dựng, gồm: Trung tâm Logistics Mekong; Khu trung tâm Logistics Hậu Giang; Khu trung tâm Logistics Nông sản xuất khẩu Hậu Giang; Dự án Tổng kho phân phối Mê Kông; Dự án Colde Store Logistics Hậu Giang.

Song song với việc đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động hệ thống các trung tâm dịch vụ logistics đang trong giai đoạn đầu tư, tỉnh tiếp tục mời gọi đầu tư trung tâm dịch vụ logistics tại các cụm công nghiệp trong tỉnh, hướng đến hình thành một hệ thống dịch vụ logistics liên thông, kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tỉnh ưu tiên thu hút các dự án phát triển dịch vụ logistics có quy mô lớn, hiện đại, có sức lan tỏa lớn đến các ngành, lĩnh vực khác, nhất là các dự án hệ thống kho lạnh, hệ thống phân phối, trung tâm logistics, cảng biển để giải quyết nút thắt quan trọng của Hậu Giang cũng như ĐBSCL.

Nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh nói chung, cũng như thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ logistics nói riêng, Hậu Giang tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hiện nghiêm quy định về thời gian giải quyết thủ tục hành chính đã được niêm yết, công bố và kịp thời hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư, để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp.

Hậu Giang cam kết mạnh mẽ, chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp. Thực hiện nhất quán tuyên ngôn “Một văn hóa, một ngôn ngữ”, Hậu Giang hành động vì chung một mục tiêu, chung một công việc, chung một hành động, vì sự phát triển của tỉnh nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; chuyển tư duy từ “quản lý hành chính” sang “phục vụ”, từ “cho phép, cấp phép” sang “được phép”, lấy doanh nghiệp, người dân là trung tâm phục vụ để hướng các cơ chế chính sách, các trải nghiệm tốt nhất tới doanh nghiệp và người dân.

Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định: “Phát triển các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng chuyên canh, kết nối với các đô thị gồm Trung tâm đầu mối tổng hợp ở TP. Cần Thơ gắn với phát triển dịch vụ logistics ở Hậu Giang”.

Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn

Đọc Tiếp Tục

Khu Kinh Tế

Quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050: Cơ hội đầu tư và phát triển

Được phát hành

,

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong (KKT Vân Phong) đến năm 2040, với tầm nhìn đến 2050. Theo quy hoạch, KKT Vân Phong sẽ bao gồm sòng bài, sân bay, khu đô thị và có diện tích khoảng 150.000 ha, trong đó phần mặt nước chiếm 80.000 ha và phần đất liền và đảo là 70.000 ha.

Với vai trò đầu tàu thu hút đầu tư, KKT Vân Phong sẽ trở thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, tạo động lực phát triển kinh tế cho cả nước và các vùng lân cận. Trọng tâm của KKT Vân Phong sẽ là kinh tế biển, cảng trung chuyển container quốc tế và dịch vụ logistics, đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, kết hợp phát triển các ngành kinh tế khác.

KKT Vân Phong hướng tới trở thành khu vực phát triển đô thị thông minh bền vững với cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại, đồng bộ và đảm bảo an ninh quốc phòng quốc gia. Không gian phát triển các khu chức năng trong KKT Vân Phong được sắp xếp theo hướng các khu du lịch, dịch vụ du lịch, với tổng diện tích đất khoảng 2.613 ha.

Các khu phát triển dịch vụ, du lịch, bao gồm du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf, casino, công viên chuyên đề, triển lãm du thuyền quốc tế và các hoạt động trải nghiệm, sẽ tập trung chủ yếu tại Hòn Lớn, bán đảo Hòn Gốm, Đại Lãnh và Dốc Lết, với tổng diện tích đất khoảng 2.613 ha.

Khu kinh tế Vân Phong (KKT Vân Phong) có kế hoạch phát triển các dịch vụ và du lịch bao gồm du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf, casino, công viên chuyên đề và triển lãm du thuyền quốc tế. Tổng diện tích đất dự kiến cho các hoạt động này là khoảng 2.613 ha, tập trung chủ yếu tại khu vực Hòn Lớn, bán đảo Hòn Gốm, Đại Lãnh (2.027 ha), khu vực Dốc Lết (200 ha) và các khu vực khác (386 ha).

Theo quy hoạch được phê duyệt, KKT Vân Phong sẽ phát triển cảng hàng không trên diện tích khoảng 500 ha tại khu vực phía bắc Vân Phong, thuộc xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh. Các khu vực phát triển sân golf dự kiến được bố trí tại đảo Hòn Lớn, khu Đầm Môn và khu vực Tuần Lễ – Hòn Ngang. Tổng diện tích đất dành cho phát triển sân golf đến năm 2030 tại Đầm Môn là 176 ha, trong khi các khu vực khác là khoảng 479 ha.

Về phát triển dân cư đô thị, dự kiến diện tích đất sẽ chiếm gần 5.400 ha, bao gồm các khu vực Đầm Môn, Cổ Mã – Tu Bông, Vạn Giã và vùng phụ cận, đông-bắc Ninh Hòa và đông-nam Ninh Hòa. Các khu vực Đầm Môn, Vĩnh Yên – Mũi Đá Son sẽ có tỷ lệ đất phát triển dân cư đô thị không quá 10% tổng diện tích đất tự nhiên khu vực bán đảo Hòn Gốm. Đồng thời, không hình thành đất đơn vị ở tại đảo Hòn Lớn, đảo Điệp Sơn và núi Khải Lương.

Những thông tin trên cho thấy tiềm năng phát triển du lịch và dịch vụ tại KKT Vân Phong đang ngày càng được khai thác, đáp ứng nhu cầu của du khách và địa phương.

Đọc Tiếp Tục

Khu Kinh Tế

Thanh Hóa đầu tư giải phóng mặt bằng khu kinh tế Nghi Sơn với hơn 11.300 tỷ đồng

Được phát hành

,

Mới đây, Tỉnh Thanh Hóa đã bắt đầu khởi động đề án giải phóng mặt bằng (GPMB) tại Khu kinh tế Nghi Sơn với tổng kinh phí hơn 11.300 tỉ đồng.

Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo thực hiện đề án GPMB

Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có quyết định số 1887 về việc thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Đề án GPMB, đầu tư xây dựng các khu tái định cư và GPMB các khu công nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn (gọi tắt là BCĐ 1887).

Sau khi có quyết định thành lập, BCĐ 1887 đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa.

Theo quyết định thành lập, BCĐ 1887 có 23 thành viên, do ông Đỗ Trọng Hưng làm trưởng ban. Các ông Nguyễn Văn Thi, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, và ông Nguyễn Tiến Hiệu, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa làm Phó ban.

Để thực hiện hiệu quả đề án, ông Đỗ Trọng Hưng đã yêu cầu các đơn vị, thành viên khi tiến hành xây dựng quy chế làm việc, thì việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phải cụ thể, rõ người, rõ việc, trên cơ sở chức trách nhiệm vụ của từng thành viên, đảm bảo không làm thay việc người khác nhưng cũng không bỏ sót việc thuộc phạm vi chức trách được giao.

Khu Kinh Tế Nghi Sơn Thanh Hóa
Khu kinh tế Nghi Sơn – Thanh Hóa đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng.

Hơn 11.300 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng trên 1500 ha

Để thực hiện được dự án thì phải có mặt bằng, phải giải phóng được mặt bằng. Xác định nhiệm vụ GPMB là vấn đề khó khăn nhất, và là nhu cầu rất lớn ở Khu kinh tế Nghi Sơn, nên tháng 12.2022, HĐND tỉnh Thanh Hóa thông qua Đề án GPMB, đầu tư xây dựng các khu tái định cư và GPMB các khu công nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn. Đề án thực hiện trong giai đoạn 2023 – 2027, với tổng mức tiền sử dụng để thực hiện đề án là hơn 11.300 tỉ đồng.

Theo đó, đề án sẽ thực hiện GPMB, đầu tư xây dựng các khu tái định cư và GPMB các khu công nghiệp số 6, số 20, và số 21 nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn. Tổng diện tích cần GPMB là hơn 1.500 ha.

Trong đó, khu công nghiệp số 21 sẽ cần 1.121 tỉ đồng để GPMB khoảng 395 ha lấy đất thực hiện các dự án. Đồng thời GPMB lấy đất để xây dựng các khu tái định cư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư.

Đối với khu công nghiệp số 6, cần khoảng 7.254 tỉ đồng để GPMB 549 ha đất thực hiện dự án; và GPMB, đầu tư các khu tái định cư, hạ tầng kỹ thuật cho các khu tái định cư.

Còn khu công nghiệp số 20 sẽ cần khoảng 2.997 tỉ đồng để GPMB 604 ha đất thực hiện các dự án; và xây dựng các khu tái định cư.

Tỉnh Thanh Hóa xác định việc thực hiện thành công đề án GPMB trên sẽ từng bước xây dựng, phát triển KKT Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm công nghiệp – đô thị và du lịch ven biển trọng điểm của cả nước, với các tổ hợp công nghiệp mũi nhọn là: lọc hóa dầu, nhiệt điện, luyện cán thép, xi măng, chế biến hàng xuất khẩu.

Theo Báo Thanh Niên

Đọc Tiếp Tục

Xu hướng